Bệnh tay chân miệng ở TPHCM tiếp tục tăng, bệnh sốt xuất huyết giảm

Huyền Trân |

Ngày 3.11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tình hình dịch bệnh trong tuần qua tại TPHCM ghi nhận có 1.902 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 14% so với trung bình 4 tuần trước.

Từ ngày 23.10.2023 đến ngày 29.10.2023 (tuần 43), tại TPHCM ghi nhận 1.902 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 14% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 43 là 34.521 ca. Các quận, huyện có số ca mắc cao bao gồm: quận Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.

Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết, trong tuần 43, TPHCM ghi nhận 422 trường hợp mắc bệnh, giảm 11% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 43 là 15.037 ca.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM tiếp tục tăng cường giám sát những hoạt động phòng, chống tay chân miệng tại cộng đồng, các trường học, trường mầm non công lập, tư thục và nhóm trẻ trên địa bàn; tăng cường các hoạt động truyền thông, khuyến cáo cộng đồng về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể diễn tiến nặng nhanh, đe dọa tính mạng của trẻ.

Vì vậy, phụ huynh, người chăm sóc trẻ, giáo viên cần thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ.

-Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.

-Khi trẻ mắc bệnh hãy để trẻ ở nhà ít nhất 10 ngày để theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ.

Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong thứ 2 của trẻ em do bị tay chân miệng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tính đến ngày 15.10, ngành Y tế đã ghi nhận 2 ca tử vong của trẻ em do bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong thứ 2 của trẻ em do bị tay chân miệng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tính đến ngày 15.10, ngành Y tế đã ghi nhận 2 ca tử vong của trẻ em do bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.