Bệnh tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng nhiều

Nguyễn Ly |

Trong thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TPHCM liên tục tiếp nhận một số lượng lớn trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến tự kỉ, rối loạn phổ tự kỉ và trầm cảm. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giao tiếp và phát triển của các trẻ.

Ngày có nhiều bệnh nhi mắc các bệnh về tâm lý

Vừa chơi đồ chơi trong Phòng Khám tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM nhìn bằng thường ít ai biết được bệnh nhi 4 tuổi này mắc bệnh tự kỉ. Theo thông tin từ gia đình, khi còn bé 6 tháng tuổi, do hoàn cảnh khó khăn, mẹ của bệnh nhi đã phải đi làm giao hàng, và với tình trạng là mẹ đơn thân, bệnh nhi thường được gửi đến bà ngoại để được chăm sóc hàng ngày.

Khi bước qua 1 tuổi, bệnh nhi đã có thể gọi được những từ đơn giản như "ông", "bà", "mẹ", nhưng dần dần, những từ ngữ này đã biến mất, thay vào đó là âm thanh la hét khi bệnh nhi muốn thể hiện mong muốn của mình với người xung quanh.

"Bận rộn với công việc khác, tôi đã phải cho cháu xem điện thoại hoặc tivi để tôi có thời gian làm việc khác. Gia đình chúng tôi sống tại vùng nông thôn ở Bình Phước, và tình hình tài chính khó khăn, nên chúng tôi không thể đưa cháu đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bây giờ, cháu dù đã 4 tuổi nhưng vẫn chưa nói, vì vậy mới đưa đến bác sĩ khám lâm sàng. Bác sĩ nói cháu bị tự kỉ nặng, tôi cảm thấy rất buồn", bà ngoại của cô bé nói.

Còn với bệnh nhi khác 11 tuổi tại TPHCM, ngay từ nhỏ đã phải sử dụng xe lăn do bị dị tật bẩm sinh ở chân. Không thể di chuyển bình thường, cuộc sống của bệnh nhi bị thu hẹp và ít giao tiếp với thế giới xung quanh và thường cảm thấy sợ hãi. "Thỉnh thoảng, con tôi tỏ ra sợ hãi, đôi khi sợ tiếng ồn, sợ người khác mà con đã từng gặp trong những lần ra ngoài... Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của con tôi nhiều, có thời gian dài cháu không muốn nói chuyện với ai trong gia đình", chị H.T.N, mẹ của bệnh nhi, chia sẻ.

Dấu hiệu và hành trình điều trị khó khăn

Rối loạn phổ tự kỉ (ASD) là một tình trạng tâm lý và thần kinh đặc trưng, đánh dấu bởi suy giảm trong tương tác xã hội và khả năng giao tiếp. Theo ước tính từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi 36 trẻ sẽ có một trẻ bị xác định mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ trai thường cao hơn gấp 4 lần so với trẻ gái.

Theo Th.S.BS Đào Thị Thu Hương, chuyên gia Tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM, rối loạn phổ tự kỷ thường có nguồn gốc từ sự phát triển thần kinh và thường biểu hiện sớm. Thời điểm tốt nhất để tầm soát bệnh nhi tự kỉ thường từ 18 tháng đến 30 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, các bác sĩ thường dễ dàng phát hiện hầu hết các triệu chứng của trẻ, và nó được coi là "thời gian vàng" để tầm soát bệnh nhân tự kỉ.

Một số trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỉ từ khi còn nhỏ, ví dụ như giảm tương tác mắt, không phản ứng khi được gọi tên, hoặc có thể thể hiện sự thờ ơ trong giao tiếp với người khác. Những trẻ khác có thể phát triển bình thường trong vài tháng hoặc vài năm đầu đời, nhưng sau đó có thể thấy sự thay đổi đột ngột, với biểu hiện rõ rệt khi họ đã trải qua giai đoạn từ 2 tuổi. Mức độ và kiểu hành vi của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỉ có thể khác nhau, biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Vì biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi trẻ, việc xác định mức độ nghiêm trọng đôi khi trở nên khó khăn. Chẩn đoán thường dựa trên mức độ suy giảm và tác động của bệnh đối với khả năng hoạt động của trẻ.

Cũng theo bác sĩ Hương, nếu trẻ được tầm soát và chẩn đoán sớm, trẻ có cơ hội học được một số kỹ năng tốt. Thông thường, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỉ thường gặp hạn chế về mặt ngôn ngữ và nhận thức, vì vậy can thiệp sớm có thể giúp phát triển nhận thức của trẻ theo đúng tiến trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ được phát hiện muộn, có thể phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc phát triển ngôn ngữ, nhận thức và sự phục vụ xã hội so với các trẻ đồng trang lứa khác.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Trao tặng hơn 170 phần quà và viện phí cho bệnh nhi ung thư tại TPHCM

NHƯ QUỲNH |

Tiếp nối chương trình One Way Ticket to Ghibli Realm, gần 200 phần quà và 17 suất viện phí được nhóm tổ chức từ thiện KOKI trao tặng cho các bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh.

Bệnh nhi sốt xuất huyết nặng và dư cân

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh nhi 5 tháng tuổi nặng 11kg nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt xuất huyết nặng và may mắn được bác sĩ cứu thành công.

Những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị tự kỷ

Mộc Nhi (theo HealthSite) |

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh, xảy ra khá phổ biến trên toàn cầu. Là cha mẹ, hãy đọc để biết một số dấu hiệu của tự kỷ ở trẻ em.

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Trao tặng hơn 170 phần quà và viện phí cho bệnh nhi ung thư tại TPHCM

NHƯ QUỲNH |

Tiếp nối chương trình One Way Ticket to Ghibli Realm, gần 200 phần quà và 17 suất viện phí được nhóm tổ chức từ thiện KOKI trao tặng cho các bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh.

Bệnh nhi sốt xuất huyết nặng và dư cân

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh nhi 5 tháng tuổi nặng 11kg nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt xuất huyết nặng và may mắn được bác sĩ cứu thành công.

Những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị tự kỷ

Mộc Nhi (theo HealthSite) |

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh, xảy ra khá phổ biến trên toàn cầu. Là cha mẹ, hãy đọc để biết một số dấu hiệu của tự kỷ ở trẻ em.