Cần sử dụng khẩu trang đúng cách để mang lại hiệu quả

Ngọc Lê (Theo Trung tâm tiêm chủng VNNC) |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, bến xe… bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trong thực tế, còn rất nhiều người dân đang dùng khẩu trang sai cách.

Nên đeo khẩu trang loại nào?

Hầu hết các loại khẩu trang như khẩu trang y tế, khẩu trang 3M, khẩu trang vải,… đều có thể ngăn giọt bắn từ những người xung quanh như ho, hắt hơi, nhầy mũi, khạc nhổ…

Khẩu trang y  tế, khẩu trang vải,… đều có thể ngăn giọt bắn từ những người xung quanh như ho, hắt hơi. Ảnh: Ngọc Lê
Khẩu trang y tế, khẩu trang vải,… đều có thể ngăn giọt bắn từ những người xung quanh như ho, hắt hơi. Ảnh: Ngọc Lê

Do vậy, nếu như mọi người không thể mua khẩu trang y tế thì cũng không nên quá lo lắng mà thay vào đó, mọi người có thể đeo khẩu trang vải thông thường.

Tuy nhiên, đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang hoạt tính là khẩu trang dùng 1 lần, khẩu trang vải có thể sử dụng nhiều lần nên mọi người cần phải có vài chiếc để thực hiện giặt thường xuyên ít nhất là 1 lần/ngày.

Điều quan trọng nhất khi đeo khẩu trang là cần đeo đúng cách thì mới có thể phát huy hiệu quả, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

Cách đeo khẩu trang đúng cách

Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của Bộ Y tế về việc đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác:

Đeo khẩu trang đúng cách sẽ giúp phát huy tác dụng phòng dịch bệnh. Ảnh: Ngọc Lê
Đeo khẩu trang đúng cách sẽ giúp phát huy tác dụng phòng dịch bệnh. Ảnh: Ngọc Lê

Không được đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng.

Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.

Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.

Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.

Không sử dụng lại khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau, và nên thay 2-3 khẩu trang/ngày.

Hiện có một số người có thói quen kéo khẩu trang xuống càm để thuận tiện nói chuyện hoặc sau một thời gian đeo để thoải mái, dễ thở, sau đó kéo khẩu trang lên đeo tiếp. Đây là cách đeo khẩu trang sai, cần tránh.

Cần kết hợp nhiều biện pháp

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, cần sự kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như:

Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ; trước khi ăn; khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.

Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi.

Vệ sinh hô hấp, vệ sinh môi trường xung quanh các bề mặt tiếp xúc...

Ngọc Lê (Theo Trung tâm tiêm chủng VNNC)
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng với thói quen thích ăn thực phẩm ngọt

Ngọc Lê |

Việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt... sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Dưới đây là những cách cơ thể bạn bị tàn phá bởi đồ ngọt.

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.

Cẩn trọng với thói quen thích ăn thực phẩm ngọt

Ngọc Lê |

Việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt... sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Dưới đây là những cách cơ thể bạn bị tàn phá bởi đồ ngọt.

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.