Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Kiến ba khoang là gì?

Theo ThS BS. Tạ Quốc Hưng - Khoa Da liễu Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, tại Việt Nam, kiến ba khoang còn được gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong… bởi vì nó có các khoang đen - vàng cam xen kẽ.

Kiến ba khoang sống trong môi trường ẩm ướt và sự tồn tại của loài kiến này giúp ích cho nông nghiệp vì chúng sẽ ăn các loài sâu bọ hại cây trồng. Kiến ba khoang chủ yếu sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng…. Mùa mưa là thời điểm kiến ba khoang bùng phát và hay theo ánh đèn bay vào nhà, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… nếu cửa nhà mở.

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang thường diễn ra vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Loài kiến này thường hay xuất hiện vào buổi sáng. Dấu hiệu ban đầu là ngứa, rát bỏng, có khi đau. Thời gian tiến triển của của viêm nhiễm kéo dài từ 1 đến 3 tuần, tùy thuộc vào lượng độc tố paederin của côn trùng trên da. 

“Loài côn trùng này không cắn hoặc chích mà chỉ gây hại cho người cọ vào, chà xát hay giết hại chúng. Độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh, có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) gây phồng rộp. Nếu người tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng” - bác sĩ Tạ Quốc Hưng nói. 

Các dấu hiệu trên da sau khi bị tiếp xúc kiến ba khoang

ThS BS. Tạ Quốc Hưng nhận định, vị trí tổn thương ban đầu thường gặp hơn ở những vùng da hở. Trường hợp tiếp xúc nhẹ, có thể xuất hiện một ban đỏ nhỏ hình đám, hạt, mảng, vệt… trong một vài ngày. Với các trường hợp tiếp xúc vừa, ban đỏ tiến triển thành mụn nước - mụn mủ hoặc bọng nước. Sau một tuần là giai đoạn đóng vảy mịn - dính trên bề mặt thương tổn da sau khi mụn nước - mụn mủ khô.

Kế đến là giai đoạn vảy bong tróc, để lại các “vệt” da đỏ, tăng hoặc giảm sắc tố. Sau đó, các vết tích này biến mất dần và thường không để lại sẹo. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, ngoài việc xuất hiện các mảng phồng rộp rộng hơn, có thể có thêm các triệu chứng như sốt, đau rát thần kinh, đau khớp và nôn. 

“Đặc biệt, trong trường vùng da lành khác bị tiếp xúc với vùng da bệnh đang có chứa nồng độ độc chất cao, do vô tình chà xát vô thức trên da, gập khớp khi vận động hoặc tư thế… thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh. Thậm chí, các bọng nước có thể lan rộng trên một diện tích lớn của cơ thể gây bội nhiễm, đau, rát và rất khó chịu, toàn thân có thể sốt, hạch vùng sưng đau, gây viêm kết mạc…” - ThS BS. Tạ Quốc Hưng nhấn mạnh. 

Cách phòng tránh, điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Thông thường, tình trạng viêm da ở các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi. Người bệnh cần loại bỏ chất gây kích ứng bằng cách rửa nhẹ nhàng khu vực ảnh hưởng bằng xà phòng và nước. Vị trí phồng rộp nên được điều trị bằng cách ngâm nước sạch, sau đó là bôi thuốc kháng viêm.

“Uống ciprofloxacin và bôi steroid giúp thương tổn lành nhanh hơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoang mang vi khuẩn Pseudomonas. Điều trị toàn thân có thể dùng kháng histamin uống để giảm triệu chứng ngứa rát. Có thể dùng thuốc giảm đau, an thần và kháng sinh chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da Liễu” - ThS BS. Tạ Quốc Hưng khuyến cáo. 

Các bác sĩ hướng dẫn, người dân phòng bệnh bằng tránh tiếp xúc với kiến ba khoang, tránh đập nát chúng mà nên dùng giấy gói kiến lại rồi vứt đi. Quần áo, khẩu trang, khăn trải giường… đã từng tiếp xúc với kiến cần được giặt thật kỹ. Tránh thu hút kiến bằng đèn sáng, nên đóng kín cửa sổ, cửa ra vào các phòng làm việc và phòng ngủ vào ban đêm. Khi bị bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng hướng và kịp thời.  

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

5 loại thực phẩm nảy mầm chứa độc tố, không nên sử dụng

Ngọc Lê |

Với giá cả vừa túi tiền lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại  thực phẩm như lạc, khoai lang, khoai tây,.. đã trở thành những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, khi những loại củ này mọc mầm thì lại trở thành mối nguy hiểm cần phải cảnh giác.

Cẩn thận với bệnh viêm tai

Tâm An |

Viêm tai bao gồm viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Bệnh này làm cho người bệnh đau nhức, ngứa, chảy nước tai và nặng hơn còn dẫn tới giảm thính lực. 

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

5 loại thực phẩm nảy mầm chứa độc tố, không nên sử dụng

Ngọc Lê |

Với giá cả vừa túi tiền lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại  thực phẩm như lạc, khoai lang, khoai tây,.. đã trở thành những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, khi những loại củ này mọc mầm thì lại trở thành mối nguy hiểm cần phải cảnh giác.

Cẩn thận với bệnh viêm tai

Tâm An |

Viêm tai bao gồm viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Bệnh này làm cho người bệnh đau nhức, ngứa, chảy nước tai và nặng hơn còn dẫn tới giảm thính lực.