Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu (quận 3, TPHCM) tiếp nhận nhiều trường hợp da tay bị khô, nứt nẻ, thậm chí chảy máu. Qua thăm khám, các bác sĩ cho hay, nguyên nhân của các trường hợp này đa phần do sử dụng nhiều dung dịch cồn sát khuẩn tay khiến da nứt nẻ, đặc biệt là với những người da nhạy cảm, dị ứng hay những người bị viêm da cơ địa. 

Mặc dù có nhiều trường hợp khô tay khi rửa tay nhiều lần, các bác sĩ vẫn khuyên nên thường xuyên rửa tay để loại bỏ vi khuẩn và virus có hại. Theo đó, các bước rửa tay bằng xà phòng được hướng dẫn như sau: rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây; sử dụng lượng dưỡng ẩm bằng hạt đậu cho toàn bộ bàn tay và sau đó vỗ nhẹ cho tay khô. 

Trường hợp không có xà phòng và nước, có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhanh. Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng dung dịch sát khuẩn nhanh chứa ít nhất 60% cồn. Ngay sau khi tay khô, nên kết hợp thoa dưỡng ẩm để tránh nứt nẻ. 

Để tránh tình trạng khô da tay, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TPHCM đưa ra lời khuyên, người dân nên sử dụng nước ấm khi rửa tay. Tuy nhiên, không nên rửa tay với nước quá nóng vì dễ làm da tay bị khô và bong tróc. Do vậy, nên điều chỉnh nhiệt độ của nước ấm ở mức vừa phải.  

Ngoài ra, phải lau tay khô sau khi rửa với nước, vì nếu tay vẫn còn ướt, phần nước đọng lại trên tay sẽ từ từ bốc hơi, mang theo phần nước giữ ẩm tự nhiên trên da gây khô và nứt nẻ da. Hơn nữa, bàn tay ướt sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan hơn so với bàn tay khô. Do đó, sau khi rửa tay với xà phòng và nước, bạn nên dùng khăn giấy lau nhẹ bàn tay, lau kỹ ở giữa các ngón tay. Nếu sử dụng khăn, nên có một khăn riêng và giặt sạch mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh. 

Dù dùng xà phòng với nước hay dung dịch rửa tay khô, thì việc rửa tay quá nhiều lần đều làm mất đi độ mềm mịn của da tay. Do vậy, nên sử dụng kem dưỡng ẩm để tăng cường sức khỏe cho da tay. 

Kem dưỡng ẩm được sử dụng ngay sau bước rửa tay và làm khô. Phương pháp dùng kem dưỡng là xoa đều hai bàn tay, chú ý các đầu ngón tay vì đây là những vị trí dễ khô và nứt nẻ. Nếu dùng nước rửa tay khô, nên chờ tay khô hoàn toàn trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm. Cần khoảng 10-15 giây để kem dưỡng thấm vào da, trong thời gian đó không nên chạm tay vào vật gì để tránh da tay ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào.

Loại dưỡng ẩm được các bác sĩ khuyên dùng là dưỡng ẩm chứa dầu khoáng hay petrolatum. Nên ưu tiên loại dưỡng ẩm không chứa hương liệu hay chất tạo màu, ít gây kích ứng cho da. Ống dưỡng ẩm dạng mỡ hoặc kem cũng được các bác sĩ khuyên dùng. 

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

5 loại thực phẩm nảy mầm chứa độc tố, không nên sử dụng

Ngọc Lê |

Với giá cả vừa túi tiền lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại  thực phẩm như lạc, khoai lang, khoai tây,.. đã trở thành những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, khi những loại củ này mọc mầm thì lại trở thành mối nguy hiểm cần phải cảnh giác.

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Cần tránh ngộ nhận thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư

Hà Lê |

Cả tin nghe theo các lời quảng cáo, bài viết lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về việc “thực dưỡng chữa khỏi ung thư”, không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang, có những người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

5 loại thực phẩm nảy mầm chứa độc tố, không nên sử dụng

Ngọc Lê |

Với giá cả vừa túi tiền lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại  thực phẩm như lạc, khoai lang, khoai tây,.. đã trở thành những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, khi những loại củ này mọc mầm thì lại trở thành mối nguy hiểm cần phải cảnh giác.