Cẩn trọng khi xử trí trẻ té ngã gây thương tích

K'LIỆP |

Việc trẻ không may bị té ngã dẫn đến các chấn thương trong lúc chơi đùa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí khi trẻ bị ngã có chấn thương sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ té ngã dẫn đến nguy kịch

Hiện nay, nhiều trẻ nô đùa, dẫn đến bị thương như gãy tay, chấn thương vùng bụng, đầu… thường xảy ra. Nghiêm trọng hơn, mới đây có một trường hợp trẻ bị chấn thương dẫn đến nguy kịch. Theo đó, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng TPHCM cho biết, trong lúc phụ làm việc, bé trai N.V.U.13 tuổi (ngụ Giồng Riềng, Kiên Giang) không may bị trượt té và bị cây sắt của máy cắt lúa đâm thấu vào thành bụng, xuyên từ bụng thấu ngực. Bé trai được phát hiện và đưa ra khỏi vật nhọn, cấp cứu băng ép tại BV Cần Thơ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp lên BV Nhi Đồng TPHCM.

Tại BV này, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân U. bị vết thương rách gan, thủng cơ hoành, màng phổi ngập hơn 1500ml máu. Đây là ca bệnh hy hữu vì chiều dài cọc xuyên từ bụng tới ngực bên phải được ước tính từ 10-20cm. Các BS BV Nhi Đồng cho biết, bệnh nhân U. nhập viện trong tình trạng doạ sốc mất máu, đa chấn thương nặng. Mạch nhanh, huyết áp xu hướng tụt, tràn máu màng phổi nhiều làm xẹp hết 1 bên phổi gây suy hô hấp nặng nề. Bệnh nhi được đặt ống giúp thở. BV đã kịp thời tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Êkíp phẫu thuật được huy động gồm hàng chục y bác sĩ có chuyên môn cao. Sau hơn 5 giờ giành lại sự sống cho bệnh nhân U, ca phẫu thuật đã thành công. Bệnh nhi U. đã tỉnh táo, cai được máy thở, thuốc vận mạch liều thấp, rút được ống dẫn lưu máu màng phổi, dưới gan.

Cách xử trí khi trẻ bị ngã và có chấn thương

Cử nhân (CN) điều dưỡng Trần Hồ Trung Tín, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM cho biết, khi bé bị ngã đập đầu, trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ. Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần đưa đến cơ quan y tế gần nhất ngay.

Trong thời gian tiếp theo, người săn sóc trẻ phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt… Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem trẻ có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.

Ngoài ra, một số triệu chứng đáng lo ngại khác như sự thay đổi thái độ đột ngột hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt; lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ để có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.  

Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương sau khi ngã. Do vậy khi thấy trẻ không cử động được tay, chân hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó, cần lưu ý để kịp thời xử lý. Nhưng muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa trẻ đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.  Nếu có chảy máu thì nên làm một số động tác cầm máu tạm thời. Rửa sạch các vết thương bằng nước sạch, sau đó bằng nước muối 0.9% hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó, dùng băng vô trùng băng cầm máu.

Khi băng, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông.  Trường hợp vết thương quá to, gây chảy máu nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Sau đó, bạn băng ép vết thương lại bằng một lớp băng, ấn tay lên vết thương chừng năm phút để giúp cho việc cầm máu trước. Bạn mời bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.

“Sau khi buộc vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, đồng thời đưa trẻ tới ngay nơi cấp cứu. Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp. Thường thì sau khi xử lý xong vết thương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết”, CN Trần Hồ Trung Tín chia sẻ. 

CN Trần Hồ Trung Tín khuyến cáo, việc xử trí vết thương bằng cách làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Việc này tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn, gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.

Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục. Không di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống…

K'LIỆP
TIN LIÊN QUAN

2.000 học sinh đồng diễn tại Ngày chạy olympic vì sức khỏe toàn dân

T.H |

Ngày 24.3, cùng với các địa phương khác trên toàn quốc “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” do UBND Quận 1 tổ chức, đơn vị thực hiện là Sở Văn Hóa Thể Thao, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra tại đường Lê Duẩn, Quận 1. Sự kiện thu hút 6000 người dân tham gia. 

Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và cách phòng ngừa

Kim Đồng |

Thời gian gần đây, nhiều người đặc biệt quan tâm đến bệnh sán dây lợn được hình thành như thế nào? Nếu mắc bệnh thì nguy hiểm ra sao? Và cách nào ngăn ngừa bệnh sán dây lợn?... Theo các chuyên gia, bệnh sán dây lợn mắc phải chủ yếu do liên quan đến tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.

2.000 học sinh đồng diễn tại Ngày chạy olympic vì sức khỏe toàn dân

T.H |

Ngày 24.3, cùng với các địa phương khác trên toàn quốc “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” do UBND Quận 1 tổ chức, đơn vị thực hiện là Sở Văn Hóa Thể Thao, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra tại đường Lê Duẩn, Quận 1. Sự kiện thu hút 6000 người dân tham gia. 

Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và cách phòng ngừa

Kim Đồng |

Thời gian gần đây, nhiều người đặc biệt quan tâm đến bệnh sán dây lợn được hình thành như thế nào? Nếu mắc bệnh thì nguy hiểm ra sao? Và cách nào ngăn ngừa bệnh sán dây lợn?... Theo các chuyên gia, bệnh sán dây lợn mắc phải chủ yếu do liên quan đến tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.