Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và cách phòng ngừa

Kim Đồng |

Thời gian gần đây, nhiều người đặc biệt quan tâm đến bệnh sán dây lợn được hình thành như thế nào? Nếu mắc bệnh thì nguy hiểm ra sao? Và cách nào ngăn ngừa bệnh sán dây lợn?... Theo các chuyên gia, bệnh sán dây lợn mắc phải chủ yếu do liên quan đến tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Phát hiện các mẫu thịt lợn bị nhiễm ấu trùng sán, ảnh: minh họa
Phát hiện các mẫu thịt lợn bị nhiễm ấu trùng sán. Ảnh minh họa

Nói về bệnh sán lợn, PGS.TS Lê Thành Đồng - Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng (Viện SR-KST-CT), TPHCM - cho biết, việc ăn, nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng từ thịt lợn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Theo đó, khả năng bệnh lây lan lớn do tập quán chăn nuôi lợn thả rông, ăn uống, sinh hoạt của người dân khu vực liên quan nhiều đến nhiễm bệnh từ thịt lợn chưa nấu chín.

Mẫu sán dây thu hồi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM.
Mẫu sán dây thu hồi tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM.

Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng mà bị các thể bệnh như sau: Bệnh ấu trùng sán lợn nếu người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn. Khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,...

Đối với người bệnh có con sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

“Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán, bệnh có những biểu hiện khác nhau”, ông Đồng nói.

Ngoài ra, nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù…

PGS.TS Lê Thành Đồng - Viện trưởng Viện SR-KST-CT, TPHCM - cho biết thêm, để điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. "Cần phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn bằng việc hạn chế tối đa ăn các thực phẩm sống như thịt lợn sống, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống (nguy cơ bệnh ấu trùng sán lợn)…”, ông Đồng khuyến cáo.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.

Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường

V.P |

Chuỗi hội thảo khoa học “Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường” đã được Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh phối hợp với công ty TNHH Sanofi Việt Nam lần lượt tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ vào giữa tháng 3.

Cần cấp cứu kịp thời khi bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non

K.Đ |

Một bệnh nhân đã được các bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM phát hiện bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non, khiến chảy máu ồ ạt ở đường tiêu hóa dẫn đến nguy kịch.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.

Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường

V.P |

Chuỗi hội thảo khoa học “Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường” đã được Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh phối hợp với công ty TNHH Sanofi Việt Nam lần lượt tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ vào giữa tháng 3.

Cần cấp cứu kịp thời khi bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non

K.Đ |

Một bệnh nhân đã được các bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM phát hiện bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non, khiến chảy máu ồ ạt ở đường tiêu hóa dẫn đến nguy kịch.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.