Châm cứu bằng laser có thực sự hiệu quả?

Anh Nhàn |

Liệu pháp châm cứu bằng tia laser là sự kết hợp giữa phương pháp châm cứu cổ truyền với chùm tia laser của tây y, cây kim châm được thay thế bằng chùm tia laser và tác động lên hệ thống các huyệt vị giúp điều trị đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể…

Điển hình, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 3 vừa tiếp nhận điều trị cho người bệnh L.T.T. (45 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM).

Chị T. đến khám vì đau vùng mặt bên phải. Ban đầu, chị T. bị đau từng cơn, sau đó tần suất và mức độ đau thường xuyên hơn, đau cả khi chạm nhẹ lên mặt hoặc khi ra ngoài trời nắng, đau kèm các cơn co giật cơ mặt. Suốt 2 tháng nay, chị T. đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán đau dây thần kinh số V bên phải và điều trị bằng thuốc. Tuy triệu chứng của bệnh có giảm nhưng cứ ngưng thuốc là chị T. lại bị đau.

Sau khi đến khám tại bệnh viện, bác sĩ đã phối hợp uống thuốc và laser châm các huyệt Giáp tích cổ, các huyệt vùng mặt phải cho chị T.. Trải qua 1 liệu trình điều trị trong 2 tuần, chị T. không còn bị co giật cơ vùng mặt, tần suất và mức độ đau giảm nhiều nhưng chạm nhẹ vào mặt vẫn còn đau. Theo chỉ định của bác sĩ, chị T. tiếp tục uống thuốc và thực hiện laser châm thêm 2 liệu trình nữa thì triệu chứng gần như khỏi hẳn, không còn đau khi chạm vào mặt hay ra nắng, thỉnh thoảng còn những cơn dị cảm thoáng qua vùng mặt vài giây rồi hết.

BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3 cho biết, so với phương pháp châm cứu cổ truyền, ưu điểm của việc dùng tia laser châm cứu là có thể châm chính xác đến các huyệt mà không phải dùng kim.

Ngoài ra, laser dùng châm thường có công suất thấp và không gây nhiễm trùng, ánh sáng tia laser không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Đồng thời, phương pháp này không gây đau, không chảy máu, không tạo vết thương ngoài da, nhiễm trùng hoặc nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác cho người bệnh.

Laser châm thích hợp cho trường hợp giảm đau ở người bệnh mạn tính, người bệnh cao tuổi có chỉ định hạn chế dùng thuốc giảm đau, trẻ em... Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng có thể sử dụng một cách linh hoạt để điều trị cho các vùng khác nhau trên cơ thể. 

Hiện nay, laser châm được chỉ định chủ yếu để điều trị các chứng đau (đau vai gáy, đau quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay…), các chứng liệt (liệt nửa người do các nguyên nhân khác nhau, liệt dây thần kinh số V, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên…) và rối loạn chức năng cơ thể (viêm mũi - xoang, mất ngủ, hen phế quản…).

Trong y học, laser châm với sự kết hợp của y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được ứng dụng rộng rãi với lĩnh vực điều trị khá phong phú như da liễu, tai mũi họng, bệnh lý mạch máu, cơ xương khớp, kích thích lành vết thương và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có các chống chỉ định như tiền ung thư, u ác tính, người bệnh động kinh, suy tim, cường giáp, người bệnh sau điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao kéo dài.... Vì vậy, người bệnh cần được bác sĩ khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện.  

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở trong đêm

Tâm An |

Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM vừa tiếp nhận ca bệnh được cấp cứu trong tình trạng máu chảy liên tục và bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.

Nuốt kẹp tóc, bé gái 13 tháng tuổi thoát nạn trong gang tấc

Anh Nhàn |

Một em bé 13 tháng tuổi nuốt phải chiếc kẹp tóc bằng kim loại đã được các bác sĩ Trung tâm Nội soi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á nội soi dạ dày cấp cứu gắp chiếc kẹp tóc ra ngoài.

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở trong đêm

Tâm An |

Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM vừa tiếp nhận ca bệnh được cấp cứu trong tình trạng máu chảy liên tục và bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.

Nuốt kẹp tóc, bé gái 13 tháng tuổi thoát nạn trong gang tấc

Anh Nhàn |

Một em bé 13 tháng tuổi nuốt phải chiếc kẹp tóc bằng kim loại đã được các bác sĩ Trung tâm Nội soi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á nội soi dạ dày cấp cứu gắp chiếc kẹp tóc ra ngoài.

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.