Gia tăng người trẻ mắc đột quỵ não

LỆ HÀ |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới, cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. 

25% ca đột quỵ não xảy ra ở những người trẻ tuổi

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết, đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi. Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay, khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động (tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua), đặc biệt là đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích...

Hiện, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới. Theo thống kê gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2016, có khoảng 80,1 triệu người trên thế giới hiện mắc đột quỵ não ở các lứa tuổi (chiếm khoảng 1,1% dân số), tỉ lệ nữ/nam là 1,05/1. Tại Châu Âu, có 90-290/100.000 người đột quỵ mới mắc hàng năm.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng thường gặp ở những người bị đái tháo đường (nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường), tăng huyết áp (nguy cơ gấp 3 lần so với người bình thường), bệnh tim mạch (gấp 6 lần), rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin...

Não bộ của người chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ ôxy và máu chiếm khoảng 20% tổng lượng cơ thể. Trung bình tuần hoàn máu não khoảng 55ml trên 100 gam chất não trong một phút. Não được cung cấp bởi 2 cặp động mạch: động mạch đốt sống thân nền và động mạch cảnh trong. Sau khi 2 cặp động mạch hợp nhau thành đa giác ở đáy não chia ra các động mạch não trước, não giữa, não sau để cung cấp máu cho tổ chức não. Vì vậy, khái niệm bệnh thiếu máu não rất đa dạng. Nếu người bệnh bị đột quỵ não, sẽ gặp 2 loại: chảy máu não và thiếu não cục bộ (còn gọi là nhồi máu não hoặc nhũn não). Còn nếu lượng máu cung cấp cho não từ 30 đến 50 ml thì gọi là thiểu năng tuần hoàn não, chưa gây nên tổn thương thần kinh khu trú…

Cách tránh xa đột quỵ não

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, dấu hiệu đột quỵ não có thể nhận biết qua một số biểu hiện như người bệnh đột ngột tê hay yếu ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân...

"Đây là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được", Tiến sĩ Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, cân đối các chất, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ, tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch… bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra sức khỏe định kì để có sự điều chỉnh phù hợp.

Với đột quỵ chảy máu não, tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình, phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng mạch máu não (nếu có).

Bên cạnh đó, cần hạn chế biến chứng, tìm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm (có thể ngay sau 24 giờ đầu), bởi tỉ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát.

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác…

LỆ HÀ
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh

QUỲNH NHƯ |

Vừa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), chị Nguyễn Thị D. ngạc nhiên khi gặp “tiếp tân” là một chú robot: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Sau một vài giây bối rối, chị D trả lời: “Tôi bốc số khám bệnh”. Robot đáp lại: “Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy”.

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.

Đừng để mất mạng vì đốt than sưởi ấm trong phòng

HỒ Anh |

Vừa qua, tại tỉnh Kon Tum đã xảy trường hợp sản phụ mới sinh đốt than sưởi ấm trong phòng dẫn đến tử vong. Vụ việc này một lần nữa cảnh tỉnh đến người dân về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm trong phòng khi mùa lạnh đang đến.

Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

A.Nhàn - T.Chân |

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 15.200 ca bệnh ung thư vú mới. Tốc độ gia tăng của căn bệnh ung thư vú đứng đầu trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và có xu hướng trẻ hóa.

Sinh viên chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh

QUỲNH NHƯ |

Vừa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), chị Nguyễn Thị D. ngạc nhiên khi gặp “tiếp tân” là một chú robot: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Sau một vài giây bối rối, chị D trả lời: “Tôi bốc số khám bệnh”. Robot đáp lại: “Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy”.

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.

Đừng để mất mạng vì đốt than sưởi ấm trong phòng

HỒ Anh |

Vừa qua, tại tỉnh Kon Tum đã xảy trường hợp sản phụ mới sinh đốt than sưởi ấm trong phòng dẫn đến tử vong. Vụ việc này một lần nữa cảnh tỉnh đến người dân về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm trong phòng khi mùa lạnh đang đến.

Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

A.Nhàn - T.Chân |

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 15.200 ca bệnh ung thư vú mới. Tốc độ gia tăng của căn bệnh ung thư vú đứng đầu trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và có xu hướng trẻ hóa.