Cứu cụ bà thoát khỏi đau đớn do bị lở loét vùng cùng cụt suốt 1 năm

Thanh Thanh |

Nữ bệnh nhân 72 tuổi có vết loét vùng mông kích thước 5-8 cm suốt hơn 1 năm gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngày 30.4, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An (tỉnh Long An) cho biết, đơn vị điều trị cho bệnh nhân V.T.L (72 tuổi, nữ, tỉnh Long An) bị khối áp xe lớn ở mông với kích thước 5-8 cm. Vùng loét này khiến bà L đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bà L cho biết, hơn 1 năm nay, cơ thể bà xuất hiện vết loét vùng cùng cụt nhỏ, bà thăm khám và điều trị nhiều cơ sở y tế nhưng không giảm. Tình trạng vết loét ngày càng lan rộng và sâu hơn.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có vết loét vùng mông kích thước 5-8 cm, gần lộ xương cùng cụt kèm theo bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường loại 2.

Bệnh nhân mắc phải nhiều bệnh nền nên cần điều trị ổn định về nội khoa sau đó chuyển khoa Chấn thương chỉnh hình để tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc thay vết thương hằng ngày. Hiện, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An, loét vùng cùng cụt là một vấn đề nghiêm trọng thường gặp ở người cao tuổi ít vận động, nằm lâu, người bệnh liệt do tai biến, gãy xương, chấn thương cần bất động hoặc hạn chế cử động… khiến áp lực kéo lên vùng cùng cụt, gây tỳ đè và làm hư tổ chức da.

Để giảm nguy cơ loét vùng cùng cụt, bác sĩ Tuấn Khanh khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như thay đổi tư thế thường xuyên, sử dụng gối và đệm phù hợp, duy trì vệ sinh da sạch sẽ và ăn uống đủ dinh dưỡng. Nếu đã xuất hiện vết loét, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn, điều trị và chăm sóc vết loét đúng cách.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện bệnh hiểm nghèo từ vết loét ở mu bàn tay

Hà Quyên |

Mới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân nữ (55 tuổi, ở Văn Lâm, Hưng Yên) đến khám vì tổn thương là khối u xâm lấn, sùi, loét chảy dịch mủ, có lúc chảy máu tại mu bàn tay trái.

Bệnh nhân đái tháo đường không điều trị, loét bàn chân vì túi chườm nóng

Hà Lê |

Nam bệnh nhân 45 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) thăm khám trong tình trạng hoại tử, loét hai bàn chân do biến chứng đái tháo đường.

Suốt 20 năm chịu viêm loét trên mu tay, đi khám phát hiện mắc bạch tạng

Hà Lê |

Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quê ở Hưng Yên đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vì tổn thương là khối u xâm lấn, sùi, loét chảy dịch mủ, có lúc chảy máu tại mu tay trái. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy mu tay trái, đa tổn thương dày sừng ánh sáng trên nền bệnh bạch tạng.

Phương pháp giúp phòng tránh loét vùng xương cụt do tì đè

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ gia đình chủ đề “Chăm sóc và phòng ngừa loét vùng xương cụt do tì đè” có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan, Nguyên Giảng viên Đại Học Y Dược, TPHCM.

Phát hiện bệnh hiểm nghèo từ vết loét ở mu bàn tay

Hà Quyên |

Mới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân nữ (55 tuổi, ở Văn Lâm, Hưng Yên) đến khám vì tổn thương là khối u xâm lấn, sùi, loét chảy dịch mủ, có lúc chảy máu tại mu bàn tay trái.

Bệnh nhân đái tháo đường không điều trị, loét bàn chân vì túi chườm nóng

Hà Lê |

Nam bệnh nhân 45 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) thăm khám trong tình trạng hoại tử, loét hai bàn chân do biến chứng đái tháo đường.

Suốt 20 năm chịu viêm loét trên mu tay, đi khám phát hiện mắc bạch tạng

Hà Lê |

Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quê ở Hưng Yên đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vì tổn thương là khối u xâm lấn, sùi, loét chảy dịch mủ, có lúc chảy máu tại mu tay trái. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy mu tay trái, đa tổn thương dày sừng ánh sáng trên nền bệnh bạch tạng.

Phương pháp giúp phòng tránh loét vùng xương cụt do tì đè

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ gia đình chủ đề “Chăm sóc và phòng ngừa loét vùng xương cụt do tì đè” có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan, Nguyên Giảng viên Đại Học Y Dược, TPHCM.