Cứu sản phụ sa dây rốn

Hà Lê |

9h ngày 3.12 sản phụ Đ.T.T.H mang thai lần thứ ba vào phòng cấp cứu vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong trạng thái chuyển dạ, đau bụng, vỡ ối sớm. Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sa dây rốn.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương nhận định về trường hợp của sản phụ Đ.T.T.H là một tai biến đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tai biến do quá trình chuyển dạ dây rốn lọt xuống trước và mắc kẹt, trong sản khoa thường gọi là sa dây rốn. Việc cấp máu và oxy cho thai nhi bị ngừng trệ đột ngột.

Xác định đây là một trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp, các bác sĩ kích hoạt báo động và đưa ngay sản phụ lên phòng mổ khi chưa kịp khai thác đầy đủ thông tin và chưa làm đủ các xét nghiệm cần thiết trước ca phẫu thuật.

Chưa đầy 5 phút kíp phẫu thuật đã lấy ra một bé gái trong trạng thái tím tái, suy hô hấp, tim đập rời rạc. Tuy nhiên, do thời gian bị ngừng cấp oxy chưa dài nên sau ít phút cấp cứu, sơ sinh đã hồi tỉnh, khóc tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Hiện cả mẹ và sơ sinh đang dần ổn định.

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai bị chết trong vòng 30 phút.

Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng hơn 38 tuần). Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy. Vì thế, khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Bị thắt nút dây rốn, bé trai may mắn chào đời khỏe mạnh

Hà Lê |

Mặc dù dây rốn thắt nút, bé trai nặng 2950g đã chào đời an toàn, khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?

Hà Lê (T/H) |

Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các rủi ro cho lần mang thai sau.

Mẹ bầu cần biết dây rốn thắt nút

Hà Lê |

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn. Tỉ lệ xảy ra khoảng 1% các bà mẹ mang thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Bị thắt nút dây rốn, bé trai may mắn chào đời khỏe mạnh

Hà Lê |

Mặc dù dây rốn thắt nút, bé trai nặng 2950g đã chào đời an toàn, khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?

Hà Lê (T/H) |

Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các rủi ro cho lần mang thai sau.

Mẹ bầu cần biết dây rốn thắt nút

Hà Lê |

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn. Tỉ lệ xảy ra khoảng 1% các bà mẹ mang thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.