Cứu sống nam thanh niên bị vỡ tĩnh mạch chủ bụng, vỡ gan

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật cứu sống nam thanh niên 22 tuổi bị chấn thương bụng phức tạp: Vỡ tĩnh mạch chủ bụng, vỡ gan.

Nam thanh niên N.T.V, 22 tuổi trước đó bị cột bê tông đập vào vùng bụng và được đưa đến bệnh viện ngày 15.8.2022 trong tình trạng sốc mất máu, mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh, niêm mạc nhợt, bụng chướng, ấn đau khắp bụng. Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh vỡ gan và nhiều dịch ổ bụng.

Kíp trực nhận định đây là ca bệnh chấn thương nặng, có biểu hiện sốc mất máu, ngay lập tức kíp trực đã kích hoạt báo động đỏ nội viện, các chuyên khoa liên quan đã nhanh chóng có mặt. Người bệnh đã được hồi sức, truyền máu và phẫu thuật cấp cứu ngay.

Ca phẫu thuật đã diễn ra khẩn trương, cấp bách. Trong phẫu thuật các bác sĩ nhận thấy ổ bụng ngập máu, thùy gan trái vỡ gần đứt rời khỏi phần gan còn lại. Một tổn thương cực kỳ nguy hiểm khác là tĩnh mạch chủ dưới sau gan bị rách một đoạn dài hơn 2 cm khiến máu chảy xối xả. Kíp phẫu thuật và gây mê đã bình tĩnh, nhanh chóng và xử lý hiệu quả các tổn thương. Sau gần 3 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật diễn ra thành công. Trong và sau mổ người bệnh đã được truyền 11 đơn vị máu.

Sau phẫu thuật người bệnh tiếp tục được hồi sức tích cực và đã hồi phục nhanh chóng, hiện sức khỏe người bệnh ổn định, đã có thể ăn uống được và dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Theo TS.BS Vũ Đức Thụ - Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa tổng hợp (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí) cho biết đối với các trường hợp chấn thương bụng, vỡ tạng mà đặc biệt là chấn thương vỡ tĩnh mạch chủ bụng ít gặp rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao sốc mất máu. Vết thương mạch máu lớn như động mạch và tĩnh mạch cần chẩn đoán và xử trí rất khẩn cấp thì mới có khả năng cứu sống được người bệnh.

Qua những trường hợp cấp cứu thành công người bệnh nặng bằng kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, Bệnh viện thấy rằng: quy trình báo động đỏ nội viện ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp, khoa học trong hoạt động cấp cứu, rất nhiều người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi xuất huyết tiêu hóa nặng do nhiễm giun

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhi 3 tháng tuổi được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun. Được biết, trẻ được cho bú sữa bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi. 

Bệnh nhi 12 tuổi bị xoắn ruột hoại tử hiếm gặp được cứu sống

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 16.8, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhi H.A (12 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) bị xoắn ruột hoại tử nguy hiểm hiếm gặp.

Cứu sống trẻ 1,5 tháng tuổi bị máy may đè gãy tay

Thanh Thanh |

TPHCM -  Trẻ 1,5 tháng tuổi bị máy may đè gãy tay. Sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, cẳng bàn tay trái bớt sưng nề, tưới máu tốt, da hồng hào, mạch quay rõ, được cai máy thở, bú khá.

Cứu sống trẻ nhũ nhi sốc sốt xuất huyết nặng

Thanh Thanh |

TPHCM - Tại khoa cấp cứu, trẻ co giật toàn thân, tím tái, sốc chi mát, khó đo huyết áp. Trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, được điều trị tích cực thở máy, chống sốc, điều chỉnh rối loạn đông máu, hỗ trợ gan.

Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi xuất huyết tiêu hóa nặng do nhiễm giun

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhi 3 tháng tuổi được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun. Được biết, trẻ được cho bú sữa bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi. 

Bệnh nhi 12 tuổi bị xoắn ruột hoại tử hiếm gặp được cứu sống

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 16.8, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhi H.A (12 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) bị xoắn ruột hoại tử nguy hiểm hiếm gặp.

Cứu sống trẻ 1,5 tháng tuổi bị máy may đè gãy tay

Thanh Thanh |

TPHCM -  Trẻ 1,5 tháng tuổi bị máy may đè gãy tay. Sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, cẳng bàn tay trái bớt sưng nề, tưới máu tốt, da hồng hào, mạch quay rõ, được cai máy thở, bú khá.

Cứu sống trẻ nhũ nhi sốc sốt xuất huyết nặng

Thanh Thanh |

TPHCM - Tại khoa cấp cứu, trẻ co giật toàn thân, tím tái, sốc chi mát, khó đo huyết áp. Trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, được điều trị tích cực thở máy, chống sốc, điều chỉnh rối loạn đông máu, hỗ trợ gan.