Nói về nguyên nhân và cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ Vân Anh cho biết thêm: “Ở cơ chế bình thường dòng máu quay trở lại tim bằng hệ thống van tĩnh mạch và lực hút của tim phụ thuộc vào các cơ thành ngực.
Tác động áp lực của các cơ ở cẳng chân làm ảnh hưởng đến duy trì dòng máu quay ngược từ chi dưới về lại tim. Hoặc khi ở tư thế đứng, ngồi quá lâu sẽ chèn ép tĩnh mạch chủ chậu làm tăng áp lực tĩnh ở trong vòng tĩnh mạch ảnh hưởng lên van tĩnh mạch khiến cho các van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả.
Sẽ xuất hiện các dòng trào ngược lại với dòng máu theo cơ chế. Theo thời gian các áp lực các nhiều khiến tĩnh mạch giãn ra.
Tỉ lệ nữ mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch nhiều hơn nam bởi vì ảnh hưởng bởi nội tiết tố, mang thai khiến chèn ép tĩnh mạch chủ chậu. Các ngành nghề có xu hướng bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều: nhân viên văn phòng, thợ may, những người ít vận động, bưng vác đồ nặng”.
Nói về các lưu ý giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ chia sẻ: “Thứ nhất, tránh đứng hoặc ngồi lâu tại một chỗ. Thứ hai, nằm và ngồi đúng tư thế để trọng lượng cơ thể không dồn vào một vùng nhất định.
Thứ ba, thường xuyên tập thể dục thể thao và hạn chế mang vác đồ nặng. Thứ tư, chế độ ăn uống lành mạnh, uống đầy đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón.
Thứ năm, duy trì cân nặng hợp lý tránh béo phì. Thứ sáu, không nên mặc quần áo quá chật hoặc thường xuyên mang giày cao gót. Thứ bảy, khi thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch cần đi khám và điều trị sớm”.