Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong dịch COVID-19

Hà Lê (Theo VFA) |

Virus SARS-CoV-2 gây viêm đường hô hấp cấp là bệnh viêm phổi do virus nên thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả.

Cách tốt nhất là nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ này ngay từ khi mới xâm nhập cơ thể khiến chúng không có cơ hội gây bệnh.

Dưới đây là các loại thực phẩm nên dùng để làm tăng cường miễn dịch:

Tỏi, hành và hẹ

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên - vũ khí hữu hiệu chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm và viêm đường hô hấp; chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư...

Tỏi có chứa nhiều i-ốt và tinh dầu (giàu glucogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm). Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i-ốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành dấm tỏi, rượu tỏi...

Hành và hẹ đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người. Tương tự, hành tây có đặc tính làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh.

Vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe. Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

Nấm

Các bằng chứng khoa học cho thấy, nấm có đặc tính kháng vi rút tự nhiên giúp cơ thể bạn chống lại bệnh cúm. Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại vi rút cúm. Nấm cũng có chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Tối ưu hóa hệ miễn dịch của bạn bằng cách phối hợp các loại nấm tốt với nhau trong bữa ăn, như nấm hương, nấm khiêu vũ (maitake) và nấm linh chi.

Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, E và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng vi rút giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.

Sữa chua nguyên chất

Ăn sữa chua không chỉ giúp bạn có thân hình cân đối mà còn giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ chống lại các vi rút.

Thực phẩm lên men như sữa chua đã được chứng minh là thúc đẩy hoạt động của các kháng khuẩn trong cơ thể. Nên chọn loại sữa chua không đường, hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm lên men tự nhiên khác như kim chi, dưa cải muối...

Tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa chín kỹ

Cần hết sức cẩn trọng bởi những mối nguy hại về việc phát tán dịch bệnh mà thức ăn sống có thể gây ra.

Bên cạnh đó, cần lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Hà Lê (Theo VFA)
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: TPHCM có thêm hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: TPHCM có thêm hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 xuất viện; Sóc Trăng khẩn trương lập chốt kiểm dịch ở tất cả cửa ngõ từ 17h ngày 30.7...

Cách ăn rau sống đảm bảo an toàn thực phẩm

Hà Lê (Theo Cục An toàn thực phẩm) |

Trong bữa ăn, ngoài các thức ăn giàu đạm thì nguồn cung cấp vitamin và khoáng chủ yếu từ các loại rau sống.

Lợi ích sức khỏe của rau bí mà bạn không nên bỏ qua

PHỐ HOÀI (THEO HEALTHBENEFITSTIMES) |

Rau bí là món ăn ngon bổ dưỡng và chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho quá trình phát triển của cơ thể như sắt, mangan, canxi... Dưới đây là các lợi ích sức khỏe mà bạn sẽ nhận được khi ăn rau bí thường xuyên.

Hướng dẫn hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19

Nam Dương |

BHXH TPHCM vừa có văn bản 2645/BHXH-QLT gửi các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Nhiều nghệ sĩ cùng biểu diễn trực tuyến gây quỹ chống dịch COVID-19

Ái Vân |

Toàn bộ số tiền gây quỹ được trong tập đầu tiên sẽ được dùng để mua các gói nhu yếu phẩm trao tặng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.

Nhịp sống 24h: TPHCM có thêm hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: TPHCM có thêm hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 xuất viện; Sóc Trăng khẩn trương lập chốt kiểm dịch ở tất cả cửa ngõ từ 17h ngày 30.7...

Cách ăn rau sống đảm bảo an toàn thực phẩm

Hà Lê (Theo Cục An toàn thực phẩm) |

Trong bữa ăn, ngoài các thức ăn giàu đạm thì nguồn cung cấp vitamin và khoáng chủ yếu từ các loại rau sống.

Lợi ích sức khỏe của rau bí mà bạn không nên bỏ qua

PHỐ HOÀI (THEO HEALTHBENEFITSTIMES) |

Rau bí là món ăn ngon bổ dưỡng và chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho quá trình phát triển của cơ thể như sắt, mangan, canxi... Dưới đây là các lợi ích sức khỏe mà bạn sẽ nhận được khi ăn rau bí thường xuyên.

Hướng dẫn hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19

Nam Dương |

BHXH TPHCM vừa có văn bản 2645/BHXH-QLT gửi các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Nhiều nghệ sĩ cùng biểu diễn trực tuyến gây quỹ chống dịch COVID-19

Ái Vân |

Toàn bộ số tiền gây quỹ được trong tập đầu tiên sẽ được dùng để mua các gói nhu yếu phẩm trao tặng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.