Dự phòng đột quỵ trên người bệnh rung nhĩ, thiếu máu não thoáng qua

Thanh Thanh |

Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua (cơn đột quỵ nhẹ). Trong khi đó, người bị thiếu máu não thoáng qua thường có nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Người bệnh rung nhĩ và thiếu máu não thoáng qua cần tuân thủ các biện pháp dự phòng đột quỵ theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.

Dự phòng đột quỵ trên người bệnh rung nhĩ

TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, rung nhĩ là tình trạng tim đập loạn nhịp, gây ứ trệ máu trong buồng tim dẫn đến hình thành những cục huyết khối trong tâm nhĩ. Các cục huyết khối này có thể trôi theo dòng máu và gây tắc mạch, trường hợp tắc mạch máu não sẽ dẫn đến đột quỵ.

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, thời gian tối thiểu kể từ khi rung nhĩ xuất hiện một cách âm thầm dẫn đến đột quỵ là ít nhất 24 giờ. Nguy cơ đột quỵ có thể thường gặp hơn ở người tuổi cao (từ 65 tuổi trở lên), có tiền sử đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc thuyên tắc mạch hệ thống, người bệnh mắc các bệnh lý suy tim ứ huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc các bệnh mạch máu.

Để đánh giá nguy cơ đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ, các bác sĩ thường dùng thang điểm CHA2DS2-VASc. Mức độ điểm càng cao, nguy cơ đột quỵ ở người bệnh càng lớn.

Dự phòng đột quỵ trên người bệnh thiếu máu não thoáng qua

Theo bác sĩ Bá Thắng, thiếu máu não thoáng qua (TIA) là tình trạng giảm tưới máu não trong một thời gian ngắn. Về bản chất, TIA cũng được xem như một cơn đột quỵ nhẹ.

Nguy cơ đột quỵ và tái phát đột quỵ trên người bệnh thiếu máu não thoáng qua rất cao. Cụ thể là 12% trong khoảng 30 ngày; 17% trong khoảng 90 ngày (3 tháng) - gấp 4 lần so với tỉ lệ chung của các loại đột quỵ. Do đó, người bệnh không được chủ quan và phải có các phương pháp dự phòng tái phát đột quỵ nhằm giảm nguy cơ tác động.

Bác sĩ Ngọc Quyên cho biết thêm, có khoảng 20 - 40% trường hợp đột quỵ được báo trước bởi một cơn thoáng thiếu máu não hoặc đột quỵ nhẹ không gây tàn phế. Chiến lược dự phòng đột quỵ tái phát trên người bệnh thiếu máu não thoáng qua gồm dự phòng theo căn nguyên và dự phòng các yếu tố nguy cơ. 

Dự phòng theo căn nguyên thường được tiến hành trên người bệnh rung nhĩ với những phương pháp phổ biến như dùng thuốc kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu, can thiệp hẹp động mạch cảnh. Các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ trên người bệnh cũng được kiểm soát tối đa nhằm giảm nguy cơ ở mức thấp nhất.

Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người bệnh rung nhĩ và thiếu máu não thoáng qua nên chủ động tầm soát đột quỵ 1 - 2 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám đầy đủ để được bác sĩ theo dõi, điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tối đa các biến chứng.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Quản lý đột quỵ từ kiểm soát yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Thanh Chân |

Việc điều trị sau đột quỵ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phục hồi chức năng góp phần giảm các biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiếu rủi ro suy giảm thị lực và đột quỵ

V. Phú |

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trong võng mạc và có khả năng trở thành một nhân tố mới giúp hàng triệu người tránh được nguy cơ suy giảm thị lực và khiếm thị. Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm, các giáo sư tại Đại học Monash đã phát triển mô hình học sâu về võng mạc, có thể giúp các bác sĩ phát hiện và dự đoán nguy cơ tắc tĩnh mạch võng mạc (RVO), một hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch trong võng mạc của mắt do cục máu đông.

Cấp cứu đột quỵ: Sự sống trong từng giây

Thanh Thanh |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi phút não bị thiếu máu sẽ mất gần 2 triệu tế bào thần kinh. Vì vậy, người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ để hạn chế tối đa những tổn thương về não. 

Phục hồi tổn thương tâm lý cho người bệnh đột quỵ

Thanh Thanh |

Sau đột quỵ, người bệnh không chỉ đối mặt với những vấn đề về thể chất mà còn có những thay đổi về sức khỏe tinh thần. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những hành vi ứng xử tiêu cực, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ

Quản lý đột quỵ từ kiểm soát yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Thanh Chân |

Việc điều trị sau đột quỵ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phục hồi chức năng góp phần giảm các biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiếu rủi ro suy giảm thị lực và đột quỵ

V. Phú |

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trong võng mạc và có khả năng trở thành một nhân tố mới giúp hàng triệu người tránh được nguy cơ suy giảm thị lực và khiếm thị. Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm, các giáo sư tại Đại học Monash đã phát triển mô hình học sâu về võng mạc, có thể giúp các bác sĩ phát hiện và dự đoán nguy cơ tắc tĩnh mạch võng mạc (RVO), một hiện tượng tắc nghẽn tĩnh mạch trong võng mạc của mắt do cục máu đông.

Cấp cứu đột quỵ: Sự sống trong từng giây

Thanh Thanh |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi phút não bị thiếu máu sẽ mất gần 2 triệu tế bào thần kinh. Vì vậy, người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ để hạn chế tối đa những tổn thương về não. 

Phục hồi tổn thương tâm lý cho người bệnh đột quỵ

Thanh Thanh |

Sau đột quỵ, người bệnh không chỉ đối mặt với những vấn đề về thể chất mà còn có những thay đổi về sức khỏe tinh thần. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những hành vi ứng xử tiêu cực, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ