Giòi làm tổ trong cẳng chân người đàn ông do biến chứng đái tháo đường

Hà Lê |

Mặc dù cẳng chân sưng, có vết loét, chảy dịch đục nhưng người đàn ông có tiền sử đái tháo đường không đến viện thăm khám mà tự mua thuốc về bôi tại nhà. Chỉ sau 2 ngày, người bệnh thấy cẳng chân loét rộng hơn và xuất hiện con giòi, lúc này người đàn ông mới đến viện để kiểm tra.

Người bệnh N.C.T, 67 tuổi (ở Uông Bí, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng hai cẳng chân sưng loét đỏ, chảy dịch đục, có mùi hôi và giòi làm tổ.

Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), người bệnh bị biến chứng loét cẳng chân do bệnh đái tháo đường gây ra. Người bệnh có tiền sử đái tháo đường tuýp 2, do việc chăm sóc, vệ sinh không cẩn thận đã gây ra loét.

Biến chứng loét bàn chân, cẳng chân ở người bệnh đái tháo đường là một trong những biến chứng khá nguy hiểm. Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì vết loét ngày càng lan rộng, nguy cơ phải cắt cụt chi là điều khó tránh khỏi, nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân: Để phòng ngừa các biến chứng loét bàn chân, cẳng chân thì người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ. Trước tiên là kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu phải chặt chẽ. Nếu như trong trường hợp đã có vết loét thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để các nhân viên y tế tư vấn, chăm sóc và tránh trường hợp tự điều trị tại nhà vì loét có thể từ nhẹ chuyển sang nặng rất nhanh chóng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Thanh Thanh |

Việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường (tiểu đường) góp phần phòng tránh bệnh hiệu quả. Đối với người đang theo dõi điều trị đái tháo đường, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những sai lầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nhiều khó khăn khi điều trị bệnh đái tháo đường có bệnh lý nền suy thận

Nguyễn Ly |

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh. Nếu người bệnh vừa mắc tiểu đường kèm suy thận thì việc điều trị rất khó khăn.

Chỉ số đường huyết cảnh báo nguy cơ đái tháo đường

Hà Quyên |

Thực tế, nhiều người không ăn tinh bột nhưng chỉ số đường huyết vẫn cao do bị rối loạn chuyển hoá, cơ thể tự chuyển hóa sang đường.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí

Hà Lê |

Người mắc đái tháo đường tiêm insulin không đúng vị trí khiến không hấp thu được insulin, dẫn đến tiêm liều rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được đường máu.

Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Thanh Thanh |

Việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường (tiểu đường) góp phần phòng tránh bệnh hiệu quả. Đối với người đang theo dõi điều trị đái tháo đường, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những sai lầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nhiều khó khăn khi điều trị bệnh đái tháo đường có bệnh lý nền suy thận

Nguyễn Ly |

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh. Nếu người bệnh vừa mắc tiểu đường kèm suy thận thì việc điều trị rất khó khăn.

Chỉ số đường huyết cảnh báo nguy cơ đái tháo đường

Hà Quyên |

Thực tế, nhiều người không ăn tinh bột nhưng chỉ số đường huyết vẫn cao do bị rối loạn chuyển hoá, cơ thể tự chuyển hóa sang đường.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí

Hà Lê |

Người mắc đái tháo đường tiêm insulin không đúng vị trí khiến không hấp thu được insulin, dẫn đến tiêm liều rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được đường máu.