Nhiều khó khăn khi điều trị bệnh đái tháo đường có bệnh lý nền suy thận

Nguyễn Ly |

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh. Nếu người bệnh vừa mắc tiểu đường kèm suy thận thì việc điều trị rất khó khăn.

Khổ sở vì bệnh chồng bệnh

Đái tháo đường là một bệnh mà cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin bình thường; insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề ở nhiều bộ phận trong cơ thể.

Ông Nguyễn Văn Chung (55 tuổi, ngụ tại TPHCM) được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường được hơn 6 năm nay. Hàng ngày ông Chung đều phải uống thuốc điều trị tiểu đường, đồng thời tái khám thường xuyên để kiểm soát đường huyết của mình. “Đối với bệnh nhân tiểu đường như tôi ăn uống rất kĩ, đã nhiều lần bác sĩ cảnh báo về tình trạng bệnh nên tôi cũng chú ý để không gặp các biến chứng”, ông Chung chia sẻ.

Không may mắn như ông Chung, chị Nguyễn Thanh Tràm (huyện Cần Giờ, TPHCM) phải chạy thận nhân tạo vì mắc bệnh đái tháo đường trên bệnh lý nền thận. Khổ sở vì bệnh tật, thường xuyên lọc máu để duy trì sự sống khiến sức khoẻ của chị Tràm rất yếu. Sau khoảng hơn 3 năm, chị Tràm chạy thận lọc máu hàng tuần, các bác sĩ theo dõi dù các chỉ số đường huyết của chị lúc ổn định, lúc không nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và theo dõi.

Theo BS Lê Thanh Nguyên - Khoa Nội Thận Tiết Niệu - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, TPHCM, với bệnh nhân tiểu đường, các mạch máu nhỏ trong cơ thể bị tổn thương, các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân không thể làm sạch mạch máu đúng cách, khi đó cơ thể người bệnh sẽ giữ nhiều nước và muối hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến tăng cân và sưng mắt cá chân, protein cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu. Điều này không xảy ra khi thận bệnh nhân khỏe mạnh. Ngoài ra, chất thải sẽ tích tụ trong máu.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể bệnh nhân, điều này có thể dẫn đến khó làm trống bàng quang. Khi đó, áp lực do bàng quang đầy có thể dồn lại và làm tổn thương thận, đồng thời nếu nước tiểu đọng lại lâu trong bàng quang, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng do sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn vì có chứa lượng đường cao.

Dấu hiệu bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Cũng theo bác sĩ Nguyên, dấu hiệu bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý nền suy thận cần dựa vào các yếu tố lâm sàng để xác định. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu xem lượng protein hoặc albumin có cao hay không, huyết áp cao, mắt cá chân và chân sưng, chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm, ngứa, buồn nôn và nôn, suy nhược, xanh xao và thiếu máu.

Trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân này, hiện nay có hai phương pháp là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của chạy thận nhân tạo tại trung tâm bao gồm giám sát y tế thường xuyên và lượng protein bị mất ít hơn từ dịch thẩm tách. Nhược điểm là nguy cơ biến chứng tiếp cận mạch máu cao hơn, nguy cơ tăng kali máu trước chạy thận và tăng tỷ lệ hạ huyết áp trong quá trình chạy thận.

Lọc màng bụng có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt nếu sử dụng insulin trong màng bụng. Nó cũng cung cấp khả năng chịu đựng tim mạch tốt hơn. Nhược điểm của điều này là các vấn đề về kali của thẩm phân phúc mạc nghiêm trọng hơn, khiến bệnh nhân có thể bị tăng áp lực trong ổ bụng như liệt dạ dày. Ngoài ra, thẩm phân phúc mạc khó thực hiện với người có thị lực kém.

“Bệnh nhân tiểu đường đồng thời mắc bệnh thận giai đoạn cuối phải đối mặt với thử thách khó khăn hơn. Để có triển vọng sống sót tốt hơn, bệnh nhân đái tháo đường cần đạt được tốt độ thanh thải ure cao hơn những bệnh nhân khác”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Chính vì vậy, mọi phương pháp trước khi quyết định điều trị cho bệnh nhân cần dựa trên các yếu tố lâm sàng, thể trạng sức khoẻ của từng người để đưa ra quyết định điều trị hướng nào thì phù hợp

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa.

Biến chứng suy thận ở người tiểu đường

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Bệnh tiểu đường là tác nhân hàng đầu gây ra suy thận, còn được gọi là bệnh thận do tiểu đường, kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp. Nếu không có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí dễ gặp biến chứng

Hà Lê |

Tiêm insulin là một trong những biện pháp giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh. Bệnh nhân có thể được tiêm tại cơ sở y tế hay tự tiêm tại nhà. Khi tiêm tại nhà, người nhà và bệnh nhân cần biết tiêm insulin đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm insulin sai kỹ thuật.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí

Hà Lê |

Người mắc đái tháo đường tiêm insulin không đúng vị trí khiến không hấp thu được insulin, dẫn đến tiêm liều rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được đường máu.

Bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa.

Biến chứng suy thận ở người tiểu đường

Nguyễn Đạt (theo Everydayhealth) |

Bệnh tiểu đường là tác nhân hàng đầu gây ra suy thận, còn được gọi là bệnh thận do tiểu đường, kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp. Nếu không có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí dễ gặp biến chứng

Hà Lê |

Tiêm insulin là một trong những biện pháp giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh. Bệnh nhân có thể được tiêm tại cơ sở y tế hay tự tiêm tại nhà. Khi tiêm tại nhà, người nhà và bệnh nhân cần biết tiêm insulin đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm insulin sai kỹ thuật.

Bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin sai vị trí

Hà Lê |

Người mắc đái tháo đường tiêm insulin không đúng vị trí khiến không hấp thu được insulin, dẫn đến tiêm liều rất cao nhưng vẫn không kiểm soát được đường máu.