Hiểu đúng để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu

Anh Nhàn |

Bệnh bạch hầu xuất hiện ở Đắk Nông, Gia Lai và TPHCM khiến nhiều người lo ngại. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu là tiêm vắc - xin đủ mũi, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ cho nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng...

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao và lây lan nhanh qua đường hô hấp. Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm chủng mà hiện nay số trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở nước ta rất hiếm gặp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh này lại xuất hiện ở một số tỉnh, thành và đe doạ tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, mỗi người, mỗi nhà nên chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh này. 

Đường lây truyền của bệnh bạch hầu

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh -  Trung tâm Y tế quận Bình Tân thông tin, bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn tiết ra độc tố gây tổn thương cho nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm.

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh bạch hầu là sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, bệnh nhân xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Đây là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh. Nó làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt.

Bệnh nặng khiến bệnh nhân sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (là do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác). Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Những biến chứng của bệnh và cách điều trị

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh, bệnh có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống dẫn đến suy hô hấp; Viêm phổi, viêm cơ tim; Rối loạn nhịp tim, suy tim và có thể tử vong; Liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có đủ điều kiện để điều trị và cách ly kịp thời với mọi người xung quanh để tránh lây lan bệnh. 

“Bác sĩ sẽ thực hiện điều trị chống ngoại độc tố bạch hầu để trung hòa các độc tố trong máu bằng cách tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Đồng thời, điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân” - bác sĩ  Ngọc Minh nói về phương pháp chữa bệnh. 

Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai tại nước ta từ năm 1984 trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là vắc-xin cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi với lịch tiêm 3 mũi lúc 2 tháng, 3 và 4 tháng tuổi và nhắc lúc 18 tháng tuổi.

Các loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu gồm có: (vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh Bạch hầu  - uốn ván - ho gà - viêm phổi do HIB - viêm gan B) trong chương trình tiêm chủng mở rộng; DPT (Bạch hầu - uốn ván - ho gà) được tiêm cho tất cả trẻ từ 2 tháng đến 18 tháng tuổi;  vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu - viêm gan B - Hib - ho gà - bại liệt - uốn ván) trong tiêm chủng dịch vụ. 

Bên cạnh tiêm vắc xin, để phòng bệnh bạch hầu, người bệnh cần cách ly ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra, cần phải vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, bát đũa…

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đủ mũi tiêm và đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Quý ông chủ quan phải cắt bỏ “cậu nhỏ”

Hà Lê - Văn Trọng |

Ung thư dương vật là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng của nam giới nhưng nhiều đấng mày râu đang bỏ qua. Nếu được phát hiện sớm và xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu và các tổn thương tiền ung thư từ sớm sẽ rất dễ dàng ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

5 điều cần biết khi quyết định xoá xăm

Tâm An |

Hình xăm là một hình thức ghi dấu bằng mực, từ đó làm thay đổi sắc tố da. Sau quá trình sử dụng, nhiều người đã có quyết định xoá hình xăm. Vậy trước khi xoá hình xăm cần lưu ý những gì? 

Nỗ lực chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Anh Nhàn |

"Đội đột quỵ" thuộc Khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) phải phối hợp nhịp nhàng, chạy đua với thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Cách phân biệt vết thương do kiến ba khoang cắn và giời leo

Nhàn Lê |

Nhiều người nhầm lẫn vết thương giữa viêm da tiếp xúc và zona thần kinh (hay được gọi là bệnh giời leo). Vậy làm thế nào để phân biệt hai căn bệnh này để có hướng điều trị phù hợp? 

Quý ông chủ quan phải cắt bỏ “cậu nhỏ”

Hà Lê - Văn Trọng |

Ung thư dương vật là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng của nam giới nhưng nhiều đấng mày râu đang bỏ qua. Nếu được phát hiện sớm và xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu và các tổn thương tiền ung thư từ sớm sẽ rất dễ dàng ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

5 điều cần biết khi quyết định xoá xăm

Tâm An |

Hình xăm là một hình thức ghi dấu bằng mực, từ đó làm thay đổi sắc tố da. Sau quá trình sử dụng, nhiều người đã có quyết định xoá hình xăm. Vậy trước khi xoá hình xăm cần lưu ý những gì? 

Nỗ lực chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Anh Nhàn |

"Đội đột quỵ" thuộc Khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) phải phối hợp nhịp nhàng, chạy đua với thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Cách phân biệt vết thương do kiến ba khoang cắn và giời leo

Nhàn Lê |

Nhiều người nhầm lẫn vết thương giữa viêm da tiếp xúc và zona thần kinh (hay được gọi là bệnh giời leo). Vậy làm thế nào để phân biệt hai căn bệnh này để có hướng điều trị phù hợp?