Hoại tử bàn tay vì chữa rắn độc cắn bằng thuốc nam

Hà Lê |

Khoa Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận người bệnh B.Q.Đ, sinh năm 1994, ở Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) vào viện trong tình trạng hoại tử bàn tay trái do rắn độc cắn.

Theo lời kể của mẹ người bệnh, 1 tuần trước khi vào viện người bệnh bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón trỏ bàn tay trái. Sau khi bị rắn cắn, gia đình đã không đưa người bệnh đến cơ sở y tế mà tự ý điều trị ở nhà, bằng cách đắp thuốc nam lên vị trí rắn cắn.

Sau 1 tuần đắp thuốc nam, người bệnh có biểu hiện sốt cao, sưng nề bàn tay sau đó lan lên toàn bộ cánh tay trái. Bàn tay trái thâm tím, chảy dịch mủ vàng.

Lúc này, gia đình mới đưa người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí điều trị thì đã xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao, sưng nề toàn bộ cánh tay trái, vùng mu tay trái hoại tử, chảy nhiều dịch mủ, mùi hôi… Bệnh nhân tiên lượng nặng và đang được các bác sĩ điều trị tích cực.

Các bác sĩ cho biết, sai lầm lớn nhất trong sơ cứu người bệnh bị rắn cắn, đó là áp dụng các phương pháp dân gian chưa có cơ sở khoa học để điều trị. Phương pháp này đã được cảnh báo người dân không được áp dụng. Do bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị, khi nọc độc đã gây ảnh hưởng nặng nề dẫn đến suy hô hấp, hoại tử… mới đưa đến cơ sở y tế thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Qua đây bác sĩ khuyến cáo người dân nếu không may bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, sau đó phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Các bước sơ cứu đúng khi bị rắn cắn:

- Động viên bệnh nhân bình tĩnh và hạn chế cử động.

- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim để làm chậm mức độ hấp thu độc tố.

- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý

- Bất động chân, tay bị rắn cắn (bằng vải hoặc nẹp) để làm chậm sự xâm nhập của nọc độc (Đặc biệt cần băng ép bất động khi bị các loại rắn độc cắn như rắn hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia… để làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng liệt)

- Dùng một miếng gạc hoặc vải khô và sạch để băng kín vùng bị cắn

- Đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế

Đối với những trường hợp nặng do bị rắn độc cắn cần được xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu tốt nhất trong 4 giờ đầu, sau 12 giờ hiệu quả sẽ giảm.

Sau khi bị rắn cắn, người dân không nên cố tìm cách bắt rắn làm lãng phí thời gian vàng trong điều trị. Mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công của chúng hoặc chụp lại ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để có thể mô tả với bác sĩ hỗ trợ việc điều trị.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Bệnh bẩm sinh hiếm gặp: Bị lớp sừng trắng bao phủ khắp người

Hà Lê |

Trẻ sơ sinh chào đời có biểu hiện da khô, toàn thân bị lớp sừng trắng, nứt thành các kẽ bao phủ. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi bị da vảy cá bẩm sinh (Harlerquin Ichthyosis).

Kem trộn trắng da: Cẩn thận rước hoạ vào thân

Ngọc Lê (TH) |

Dù được cảnh báo rầm rộ nhưng, thị trường kem trộn vẫn tung hoành ngang dọc, thậm chí ngày càng mở rộng và để lại những hậu quả khôn lường cho người sử dụng.

Người đàn ông phải tháo khớp vì bị rắn hổ mang cắn

Tâm An |

Trong lúc đang làm việc ở bờ suối, người đàn ông ngụ tại Đắk Lắk bị một con rắn hổ mang dài 2,4 m cắn vào tay.

Bệnh bẩm sinh hiếm gặp: Bị lớp sừng trắng bao phủ khắp người

Hà Lê |

Trẻ sơ sinh chào đời có biểu hiện da khô, toàn thân bị lớp sừng trắng, nứt thành các kẽ bao phủ. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi bị da vảy cá bẩm sinh (Harlerquin Ichthyosis).

Kem trộn trắng da: Cẩn thận rước hoạ vào thân

Ngọc Lê (TH) |

Dù được cảnh báo rầm rộ nhưng, thị trường kem trộn vẫn tung hoành ngang dọc, thậm chí ngày càng mở rộng và để lại những hậu quả khôn lường cho người sử dụng.

Người đàn ông phải tháo khớp vì bị rắn hổ mang cắn

Tâm An |

Trong lúc đang làm việc ở bờ suối, người đàn ông ngụ tại Đắk Lắk bị một con rắn hổ mang dài 2,4 m cắn vào tay.