Vẹo cột sống bẩm sinh dễ kèm theo nhiều bệnh lý

Lệ Hà |

Bệnh vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc trẻ mới sinh. Tỉ lệ là 1 trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Vẹo cột sống bẩm sinh đôi khi còn có các dị tật đi kèm khác chẳng hạn như bất thường ở thận hoặc bàng quang.

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra khi đốt sống hoàn thiện không đầy đủ trong quá trình phát triển của bào thai. Loại vẹo cột sống này có thể có triệu chứng rất đa dạng, từ triệu chứng nhẹ cho đến triệu chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Vì cột sống phát triển cùng thời điểm với cơ quan khác của cơ thể trong những tuần đầu tiên của bào thai, nhiều trẻ vẹo cột sống bẩm sinh có kèm theo dị tật của bàng quang, thận, hệ thần kinh, hệ tim mạch.

PGS.TS Đinh Ngọc Sơn cho biết thêm, mặc dù vẹo cột sống bẩm sinh có nguyên nhân từ thời kì bào thai, triệu chứng có thể không rõ ràng ngay sau khi sinh. Thông thường triệu chứng của trẻ sẽ rõ dần cùng với sự phát triển của trẻ. Những triệu chứng hay gặp bao gồm:

- 2 vai không cân nhau.

- 2 hông không cân nhau.

- Đầu không ở chính giữa so với cơ thể.

- Khi trẻ cúi về phía trước, lưng sẽ cao thấp 2 bên không bằng nhau rõ hơn.

Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh có thể có những triệu chứng khác như: Đám lông hoặc mảng sắc tố da bất thường; Khối gồ lên ở xương sườn hoặc sau lưng; Đau, giật cơ chi dưới; Bàn tay, bàn chân dị tật; Khó nghe; Rối loạn cơ thắt bàng quang (bí tiểu, tiểu dầm)...

“Vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra từ thời kì bào thai, khi một hoặc một vài đốt sống không hình thành đầy đủ. Hậu quả là gây ra dị tật nửa thân đốt sống, dẫn đến đốt sống hình chêm, hoặc làm cho các đốt sống dính liền nhau ở một bên”, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn phân tích.

Để chẩn đoán vẹo cột sống bẩm sinh, bác sĩ sẽ phải khám lâm sàng cho trẻ, khai thác tiền sử của trẻ đầy đủ. Sau đó trẻ sẽ được chụp X-quang toàn bộ cột sống để chẩn đoán. Khoảng 30-40% trẻ có dị tật khác đi kèm, trẻ có thể cần thêm phim chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống, siêu âm ổ bụng, siêu âm hệ tiết niệu, siêu âm tim, đo chức năng hô hấp.

Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh phụ thuộc vào tuổi, mức độ nặng của đường cong vẹo. Một vài trẻ có góc cong vẹo nhỏ, triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng theo dõi định kì. Nếu đường cong tăng lên nhiều, tốc độ tăng lớn trẻ có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Áo nẹp có rất ít tác dụng với vẹo cột sống bẩm sinh.

Điều trị phẫu thuật: Tùy thuộc vào tuổi, mức độ cong vẹo và tốc độ tiến triển cong vẹo, các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp với bệnh của trẻ.

- Nẹp tăng trưởng: Áp dụng cho trẻ nhỏ tuổi (thường dưới 10). Bác sĩ sẽ đặt vít, nẹp có khả năng giãn theo sự phát triển của trẻ. Mỗi 6-12 tháng trẻ sẽ được giãn nẹp tùy theo quá trình thăm khám tiếp theo của bác sĩ.

- Cắt nửa thân dị tật, chỉnh vẹo bằng nẹp vít.

Mặc dù vẹo cột sống bẩm sinh nhưng để phòng ngừa cong vẹo cột sống, cần cải thiện điều kiện vệ sinh trường học. Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh.

Khi ngồi học, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75 - 105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4 - 6cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học, sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính. Đặc biệt, cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

Khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời. Ngoài ra, việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Tác hại không ngờ của việc đeo khẩu trang xuống cằm

Ngọc Lê |

Việc đeo khẩu trang được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn chủ quan trong việc đeo khẩu trang và thường xuyên kéo khẩu trang xuống cằm, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đeo khẩu trang.

Dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang

Tâm An |

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị cho một người bệnh có sỏi to trong bàng quang. Đặc biệt, đây là một trường hợp sỏi hình thành trong bàng quang được tạo hình bằng ruột cách đây 22 năm cũng tại Bệnh viện Bình Dân.

TPHCM kích hoạt lại Chương trình khám tại nhà cho người trên 60 tuổi

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, thành phố sẽ kích hoạt Chương trình khám tại nhà cho người trên 60 tuổi và công khai danh sách các bệnh viện có dịch vụ khám tại nhà.

Danh sách cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm COVID-19 tại TPHCM

ANH NHÀN - HỮU HUY |

13 đơn vị có đủ năng lực triển khai xét nghiệm khẳng định COVID-19 tại TPHCM đang làm việc hết công suất phục vụ nhu cầu xét nghiệm của người dân thành phố. 

Tác hại không ngờ của việc đeo khẩu trang xuống cằm

Ngọc Lê |

Việc đeo khẩu trang được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn chủ quan trong việc đeo khẩu trang và thường xuyên kéo khẩu trang xuống cằm, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đeo khẩu trang.

Dùng laser tán vỡ sỏi to trong bàng quang

Tâm An |

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân vừa dùng laser công suất lớn điều trị cho một người bệnh có sỏi to trong bàng quang. Đặc biệt, đây là một trường hợp sỏi hình thành trong bàng quang được tạo hình bằng ruột cách đây 22 năm cũng tại Bệnh viện Bình Dân.

TPHCM kích hoạt lại Chương trình khám tại nhà cho người trên 60 tuổi

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, thành phố sẽ kích hoạt Chương trình khám tại nhà cho người trên 60 tuổi và công khai danh sách các bệnh viện có dịch vụ khám tại nhà.

Danh sách cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm COVID-19 tại TPHCM

ANH NHÀN - HỮU HUY |

13 đơn vị có đủ năng lực triển khai xét nghiệm khẳng định COVID-19 tại TPHCM đang làm việc hết công suất phục vụ nhu cầu xét nghiệm của người dân thành phố.