Hôn trẻ sơ sinh: Nên hay không nên?

Chân Nhàn |

Nụ hôn thể hiện tình cảm yêu mến, thế nhưng không phải ai và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều tác hại của việc hôn trẻ mà không phải ai cũng biết.

Không cấm hôn nhưng phải hợp vệ sinh

Trao đổi về việc nên hay không hôn trẻ sơ sinh, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TPHCM đưa ra quan điểm, việc hôn trẻ nếu không đúng cách thì vô tình từ “thương” sẽ thành “hại”.

Theo đó, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi thông tin: “Chúng ta biết rằng, một người bình thường sẽ mang trong người nhiều vi khuẩn. Khi tới thăm phụ nữ sau sinh, nhiều người ăn mặc dơ là điều cấm kị, khiến cho đứa bé dễ bị nhiễm trùng. Quần áo mặc thường ngày không hợp vệ sinh, không phải quần áo từ phòng mổ được giặt sạch và khử khuẩn, vì vậy đứa bé có nguy cơ nhiễm khuẩn nhiều hơn”.

Một nguyên nhân khác khiến cho việc hôn trẻ không được khuyến khích là hôn có thể lây lan mầm bệnh. Nhiều người thăm sản phụ sau sinh đã hôn bé mà gia đình không thể biết được người đó có bị viêm hô hấp, viêm mũi họng hay nhiễm siêu vi để phòng tránh kịp thời. Việc này là nguy cơ lây lan bệnh. Thậm chí, những người thân cận với trẻ là cha mẹ cũng cần đánh răng, súc miệng, kĩ hơn là đeo khẩu trang khi ẵm bồng để tránh tình trạng nhiễm bệnh qua đường hô hấp hay nước bọt khi cười, nói.

“Không cấm chuyện hôn trẻ để thể hiện tình cảm nhưng phải biết đúng lúc, hợp vệ sinh, điều này là đáng suy nghĩ” - BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi nhấn mạnh.

Vệ sinh sạch sẽ thời kỳ ở cử để tránh nhiễm khuẩn

Ngoài những vấn đề về hôn trẻ, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi còn đưa ra những lời khuyên đối với mẹ sau sinh để giữ vệ sinh cơ thể trong thời kỳ ở cử.

“Theo truyền thống, phụ nữ thường được khuyến khích không nên tắm trong kỳ ở cử. Điều này thực chất là sai. Tôi rất khuyến khích các sản phụ tắm bằng nước ấm, gội đầu, lau người, có thể trong vòng 48 giờ sau sinh. Không bắt buộc phải nằm trong phòng suốt cả tháng vì có nhiều sản phụ về nhà suốt một tuần, thậm chí một tháng không tắm. Như vậy, có thể gây nhiễm khuẩn lên vết thương hoặc da của người mẹ, từ đó, đứa bé bị nhiễm khuẩn theo vì người mẹ cho bé bú” - BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi khuyến cáo.

Khi không tắm, người phụ nữ dễ dàng bị nhiễm trùng tầng sinh môn hơn do không được làm vệ sinh vùng đó. Trên da thịt của người phụ nữ chắc chắn sẽ có vi khuẩn từ quá trình sinh đẻ, mồ hôi, một tuần hay một tháng không tắm có thể gây ra nhiễm khuẩn cho người mẹ. Thêm vào đó, không tắm rửa, không gội đầu sẽ làm cho người mẹ có cảm giác khó chịu, không thoải mái bởi vì cơ thể không được vệ sinh.

Phần lớn hiện nay mọi người đã có nhiều thay đổi quan niệm về việc vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, ở một số địa phương vì hoàn cảnh, vì chưa cập nhật thông tin kịp thời và một số trường hợp khác còn lệ thuộc vào truyền thống, người lớn tuổi là các bà, các mẹ nên đã xảy ra các tình huống nhiễm trùng bội nhiễm do không tắm rửa.

Chân Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Đừng chủ quan với bệnh đau cổ - vai - gáy

Chân Nhàn |

Bệnh đau cổ, vai, gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Nếu chủ quan không được điều trị sớm, đến khi bệnh trở nặng thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn và làm hạn chế mọi sinh hoạt của người bệnh.

Rượu bia phá hủy cơ thể bạn như thế nào?

Thanh anh |

Rượu bia là chất gây nghiện, càng uống nhiều thì mức nghiện rượu càng tăng. Việc uống rượu, bia gây nhiều tác hại cho cơ thể. Vì vậy, nên bỏ thói quen uống rượu bia và mời rượu.

Quan niệm sai lầm có thể gây nguy hại cho mẹ và bé

T.Chân - A.Nhàn |

Nhiều người đốt than hoặc củi nhỏ để sưởi ấm cho cả mẹ và bé khi “ở cử” theo quan niệm dân gian, là một trong những thói quen không đúng khoa học. Các chuyên gia y khoa đưa ra cảnh báo, nhiều sản phụ vì thiếu hiểu biết đã dùng than để sưởi ấm sau khi sinh dẫn đến những hiểm họa đáng tiếc cho cả mẹ và bé...

TPHCM: Nhiều người bệnh không hài lòng về thủ tục nhập viện và xuất viện

Thanh Chân |

Kết quả khảo sát về sự trải nghiệm của người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM trong 6 tháng cuối năm 2019 của Sở Y tế TPHCM cho thấy còn nhiều vấn đề mà người bệnh chưa có được sự trải nghiệm tốt. 

Đừng chủ quan với bệnh đau cổ - vai - gáy

Chân Nhàn |

Bệnh đau cổ, vai, gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Nếu chủ quan không được điều trị sớm, đến khi bệnh trở nặng thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn và làm hạn chế mọi sinh hoạt của người bệnh.

Rượu bia phá hủy cơ thể bạn như thế nào?

Thanh anh |

Rượu bia là chất gây nghiện, càng uống nhiều thì mức nghiện rượu càng tăng. Việc uống rượu, bia gây nhiều tác hại cho cơ thể. Vì vậy, nên bỏ thói quen uống rượu bia và mời rượu.

Quan niệm sai lầm có thể gây nguy hại cho mẹ và bé

T.Chân - A.Nhàn |

Nhiều người đốt than hoặc củi nhỏ để sưởi ấm cho cả mẹ và bé khi “ở cử” theo quan niệm dân gian, là một trong những thói quen không đúng khoa học. Các chuyên gia y khoa đưa ra cảnh báo, nhiều sản phụ vì thiếu hiểu biết đã dùng than để sưởi ấm sau khi sinh dẫn đến những hiểm họa đáng tiếc cho cả mẹ và bé...

TPHCM: Nhiều người bệnh không hài lòng về thủ tục nhập viện và xuất viện

Thanh Chân |

Kết quả khảo sát về sự trải nghiệm của người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM trong 6 tháng cuối năm 2019 của Sở Y tế TPHCM cho thấy còn nhiều vấn đề mà người bệnh chưa có được sự trải nghiệm tốt.