Khốn khổ vì viêm khớp dạng thấp mỗi khi trở trời

Hà Lê |

Bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát và tăng nặng khi thời tiết chuyển mùa, mưa lạnh, rét đậm, rét hại; nếu không được cải thiện đúng cách, người bệnh dễ đối mặt với nguy cơ tàn phế, không thể tự đi lại, hay sinh hoạt.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn xảy ra do sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh gây sưng đau nhiều khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn chân 2 bên. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp không chỉ dừng lại ở việc giảm chức năng vận động, teo cơ, tàn phế mà còn ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như tim, phổi...

Theo PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: “Thời tiết giá lạnh khiến độ kết dính dịch khớp tăng lên, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau nhức. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ có thể co rút lại, gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động. Vì vậy, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, bảo vệ giữ ấm các chi và phần khớp vận động”.

Làm sao để “trở trời” mà khớp không đau?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính nguy hiểm hơn bởi sự tiến triển “âm thầm” và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có khi hàng chục năm. Để đảm bảo cho xương khớp khỏe mạnh khi trời lạnh và lúc chuyển mùa, hạn chế những cơn đau, người có bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

Giữ ấm cơ thể

Sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn bác sĩ

Vận động các khớp hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý

Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bệnh và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Việc chẩn đoán sớm giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể sống thoải mái, giảm tối đa biến chứng bệnh.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Thay khớp cổ xương đùi thành công cho bệnh nhân 106 tuổi

TÂM AN |

Bệnh nhân 106 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM phẫu thuật thay khớp cổ xương đùi thành công.

Ăn bông cải xanh có tốt cho người bệnh viêm khớp không?

Tâm Thiện |

Theo nghiên cứu của Tổ chức Viêm khớp Châu Á, bông cải xanh có thể làm giảm đau khớp và viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp, đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển.

Lấy gần 20 hạt sụn trong khớp cổ chân cho bệnh nhi 15 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy được gần 20 hạt sụn to nhỏ trong khớp cổ chân phải cho bệnh nhi 15 tuổi sau hơn 1 giờ phẫu thuật.

Người đàn ông phải tháo khớp vì bị rắn hổ mang cắn

Tâm An |

Trong lúc đang làm việc ở bờ suối, người đàn ông ngụ tại Đắk Lắk bị một con rắn hổ mang dài 2,4 m cắn vào tay.

Thay khớp cổ xương đùi thành công cho bệnh nhân 106 tuổi

TÂM AN |

Bệnh nhân 106 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM phẫu thuật thay khớp cổ xương đùi thành công.

Ăn bông cải xanh có tốt cho người bệnh viêm khớp không?

Tâm Thiện |

Theo nghiên cứu của Tổ chức Viêm khớp Châu Á, bông cải xanh có thể làm giảm đau khớp và viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp, đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển.

Lấy gần 20 hạt sụn trong khớp cổ chân cho bệnh nhi 15 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy được gần 20 hạt sụn to nhỏ trong khớp cổ chân phải cho bệnh nhi 15 tuổi sau hơn 1 giờ phẫu thuật.

Người đàn ông phải tháo khớp vì bị rắn hổ mang cắn

Tâm An |

Trong lúc đang làm việc ở bờ suối, người đàn ông ngụ tại Đắk Lắk bị một con rắn hổ mang dài 2,4 m cắn vào tay.