Lần đầu cứu sống mẹ con sản phụ bị bướu máu hiếm gặp

Như Quỳnh - Thanh Chân |

Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) can thiệp tắc mạch bướu máu bánh nhau thành công, cứu sống thai nhi từ trong bụng mẹ. Đây là ca đầu tiên thành công tại Việt Nam.

Bước đột phá của ngành y tế Việt Nam

Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành thực hiện ca phẫu thuật bướu máu bánh nhau đối với sản phụ V.T.T.N (35 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh). Đây được xem là kết quả của mô hình sản nhi mà ngành y tế TPHCM đã triển khai trong thời gian qua.

Theo đó, sản phụ được phát hiện bướu máu bánh nhau lúc thai 17 tuần tuổi và khối bướu này ngày càng phát triển. Khi thai được 26 tuần tuổi, bác sĩ phát hiện bướu máu bánh nhau gây thiếu máu và phù thai, suy thai,... Kích thước bướu máu bánh nhau to bằng cái chén (59 x 75 mm). Sau khi hội chẩn, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 quyết định can thiệp nội mạch gây tắc mạch máu nuôi khối u vì thời điểm này bệnh viện không thể lấy em bé.

"Đây là trường hợp can thiệp nội mạch gây tắc mạch chọn lọc điều trị u mạch máu bánh nhau thành công tại Việt Nam can thiệp lúc thai 26 tuần. Nếu không can thiệp thì khối bướu máu sẽ gây nhiều biến chứng, 30% gây chuyển dạ sinh non và tỉ lệ tử vong lên đến hơn 50%", bác sĩ Trịnh Nhựt Thư Hương, Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ.

Đến khi thai nhi đã hơn 37 tuần tuổi, Bệnh viện Từ Dũ quyết định thực hiện ca mổ bắt con cho sản phụ. Tuy nhiên, đây là trường hợp can thiệp nội mạch gây tắc mạch chọn lọc điều trị bướu máu bánh nhau đầu tiên nên ekip vô cùng lo lắng vì vết mổ cũ, băng huyết sau sinh vì bánh nhau dày, diện bám rộng, nguy cơ chảy máu, nhau bong non, thai nhi tử vong,...

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, trường hợp thai phụ này có tình trạng bệnh lý bánh nhau, bướu bánh nhau đó mạch máu dài đến 8cm. Do đó, độ dày bánh nhau dày và nguy cơ chảy máu rất cao. Bệnh nhân còn có một vết mổ cũ, đường dọc giữa dưới rốn. Đây cũng là một nguy cơ có thể dính vào các cơ quan trong bụng, băng huyết sau sinh.

Tình trạng em bé phát triển tốt, sức khỏe người mẹ ổn định. Ảnh: Thanh Chân
Tình trạng em bé phát triển tốt, sức khỏe người mẹ ổn định. Ảnh: Thanh Chân

Dự phòng được các tình huống nguy cơ băng huyết, các bác sĩ đã kiểm soát được chảy máu trong vòng 2 phút sau mổ. Sau 1 giờ, ca phẫu thuật thành công, em bé chào đời cân nặng 2,9kg. Qua kiểm tra đánh giá tình trạng em bé phát triển tốt, sức khỏe người mẹ đã dần ổn định. Bác sĩ Ngọc Hải cũng thông tin, đây được coi là bước đột phá của Trung tâm chuyên sâu can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ.

Không nên chủ quan với căn bệnh bướu máu bánh nhau

Bác sĩ Ngọc Hải chia sẻ, u mạch bánh nhau là khối u mạch máu với tỉ lệ gặp chỉ khoảng 1%. Tỉ lệ mắc bệnh lý u mạch máu bánh nhau to 4–5 cm là hiếm gặp, khoảng 0,29% – 0,11%. Nếu u mạch máu nhỏ thì có thể không có triệu chứng bất thường.

Tuy nhiên, khi khối bướu máu bánh nhau lớn 4-5 cm có thể gây các biến chứng như ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai. Biến chứng của u mạch máu bánh nhau lớn bao gồm: Phù thai (chiếm 14%-28% các trường hợp), thiếu máu thai, sinh non, suy tim thai, thai chậm tăng trưởng, thai lưu.

Can thiệp nội mạch trong bào thai là kỹ thuật can thiệp nội mạch của bánh nhau hiện đại. Đây là kỹ thuật can thiệp cần xác định chính xác mạch máu nuôi khối bướu máu của bánh nhau. Sau đó, đưa ống thông đi sâu vào lòng khối u, bơm vào chất tắc mạch và lòng mạch gây tắc mạch.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị u mạch máu bánh nhau lớn như can thiệp nội mạch làm tắc mạch máu bánh nhau bằng hóa chất, bằng cồn, bằng laser mạch máu. Tuy nhiên, sản phụ không nên chủ quan khi có các triệu chứng bất thường trong thai kì và cần đến thăm khám thường xuyên trong quá trình mang thai để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý đang mắc phải.

Như Quỳnh - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Sẽ giảm tỉ lệ sinh non từ việc chăm sóc bệnh lý răng lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Có nhiều nguyên nhân sinh non, trong đó bệnh lý răng lợi là một trong những nguyên nhân có thể dự phòng, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới lại bỏ sót. Nếu chăm sóc tốt bệnh lý răng lợi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ sinh non.

Cứu sống sản phụ bị hẹp van động mạch phổi nặng

Thanh Chân |

Ekip bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống sản phụ bị hẹp van động mạch phổi mức độ nặng.

Kiểm soát nguy cơ tổn thương đa cơ quan nặng cho sản phụ

Nguyễn Ly |

Quản lý thai kì nguy cơ cao vô cùng quan trọng, giúp kiểm soát sức khoẻ của sản phụ và thai nhi nhằm tránh những biến chứng trong sản khoa, thậm chí là lưu thai.

Cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vừa hành phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông.

Sẽ giảm tỉ lệ sinh non từ việc chăm sóc bệnh lý răng lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Có nhiều nguyên nhân sinh non, trong đó bệnh lý răng lợi là một trong những nguyên nhân có thể dự phòng, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới lại bỏ sót. Nếu chăm sóc tốt bệnh lý răng lợi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ sinh non.

Cứu sống sản phụ bị hẹp van động mạch phổi nặng

Thanh Chân |

Ekip bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống sản phụ bị hẹp van động mạch phổi mức độ nặng.

Kiểm soát nguy cơ tổn thương đa cơ quan nặng cho sản phụ

Nguyễn Ly |

Quản lý thai kì nguy cơ cao vô cùng quan trọng, giúp kiểm soát sức khoẻ của sản phụ và thai nhi nhằm tránh những biến chứng trong sản khoa, thậm chí là lưu thai.

Cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vừa hành phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông.