Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường

V.P |

Chuỗi hội thảo khoa học “Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường” đã được Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh phối hợp với công ty TNHH Sanofi Việt Nam lần lượt tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ vào giữa tháng 3.

Hội thảo “Kiểm soát bệnh dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường” đã thu hút hơn 1,000 bác sĩ, chuyên gia y tế và dược sĩ trên cả nước quan tâm, tham dự.

Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu luôn ở mức báo động. Theo Báo cáo chất lượng môi trường EPI 2016 (Đại học Yale, Mỹ), Việt Nam xếp thứ 170/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chất lượng môi trường (1) và cũng là một trong 6 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. Các đô thị lớn ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã mang lại nhiều tác động xấu lên đời sống người dân, đặc biệt là sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất tại Việt Nam, thường bị gây ra bởi thời tiết thay đổi, khói bụi do ô nhiễm môi trường bên ngoài và các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên trong như các loại bọ hoặc bụi bẩn trong sinh hoạt… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của hơn 150 triệu người trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, trên 87% người dân mắc phải các triệu chứng viêm mũi dị ứng. “Chỉ riêng tại TP.HCM, có khoảng 1.5 triệu người bị viêm mũi dị ứng mãn tính” PGS.TS.BS. Lê Công Định – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo.

Trước thực trạng trên, mỗi người cần góp phần bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tình trạng viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát bệnh ngay từ giai đoại đầu, sử dụng các loại thuốc điều trị từ các đơn vị sản xuất uy tín với các biệt dược tiên tiến để mang lại tác dụng nhanh, hiệu quả kéo dài và lưu ý sử dụng đủ liều lượng, tuân thủ số ngày điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, công việc.

V.P
TIN LIÊN QUAN

Cần cấp cứu kịp thời khi bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non

K.Đ |

Một bệnh nhân đã được các bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM phát hiện bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non, khiến chảy máu ồ ạt ở đường tiêu hóa dẫn đến nguy kịch.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.

Điều trị u bướu làm biến dạng mặt trẻ nhỏ

K'LIỆP |

Một bé trai 12 tháng tuổi ngụ tại TPHCM, mang khối bướu khổng lồ trên gương mặt, khối bướu phát triển nhanh không ngừng trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hiện đã làm biến dạng nửa mặt trái của bé.

Tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân do bệnh đái tháo đường

K.Đồng |

Để tiện lợi cho công việc, một người phụ nữ (53 tuổi, ngụ Trà Vinh) thường xuyên mang dép xỏ quai (dép kẹp). Tuy nhiên, khi phát hiện kẽ ngón bàn chân trái nơi xỏ dép chảy dịch, chị này đã đến bệnh viện khám bệnh thì được các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đái tháo đường.

Cần cấp cứu kịp thời khi bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non

K.Đ |

Một bệnh nhân đã được các bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM phát hiện bị rò động mạch chủ bụng vào ruột non, khiến chảy máu ồ ạt ở đường tiêu hóa dẫn đến nguy kịch.

Nỗi lo "ngáo đá" từ ma túy đá

Kim Đồng |

Hiện nay, tình trạng người sử dụng các loại ma túy mới, điển hình là ma túy đá ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng nghiện chỉ bị phát hiện khi có biểu hiện "ngáo đá", loạn thần, thậm chí đã gây ra những tội ác tày trời. Đây là nỗi lo ngại không chỉ riêng người thân mà còn là của cả xã hội.

Điều trị u bướu làm biến dạng mặt trẻ nhỏ

K'LIỆP |

Một bé trai 12 tháng tuổi ngụ tại TPHCM, mang khối bướu khổng lồ trên gương mặt, khối bướu phát triển nhanh không ngừng trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hiện đã làm biến dạng nửa mặt trái của bé.

Tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân do bệnh đái tháo đường

K.Đồng |

Để tiện lợi cho công việc, một người phụ nữ (53 tuổi, ngụ Trà Vinh) thường xuyên mang dép xỏ quai (dép kẹp). Tuy nhiên, khi phát hiện kẽ ngón bàn chân trái nơi xỏ dép chảy dịch, chị này đã đến bệnh viện khám bệnh thì được các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đái tháo đường.