Nguy hiểm khi sử dụng thuốc hạ huyết áp quá liều

Nguyễn Ly |

Bệnh cao huyết áp khá phổ biến hiện nay ở người lớn tuổi. Thông thường bệnh nhân sẽ được uống thuốc để điều hoà huyết áp ổn định. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân phải nhập viện vì uống quá liều, dẫn đến suy thận cấp, thậm chí là tử vong.

Suýt mất mạng vì uống thuốc hạ huyết áp quá liều

Ngày 5.2.2023, bệnh nhân H.T.P.P (sinh năm 1967, TPHCM), cảm thấy chóng mặt và nằm bất động tại giường, gia đình đã nhanh chóng đo huyết áp ghi nhận 80/50 mmHg.

Cảm thấy bệnh tình không ổn nên người nhà đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu, tại đây bệnh nhân mệt lừ đừ, tiếp xúc được, mạch 100 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, SpO2 92% khí trời, chi ấm, mạch còn rõ.

Theo tìm hiểu từ người thân, bệnh nhân có tiền sử trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Trước đó đi khám lấy thuốc định kỳ nhưng bệnh nhân đã uống hết số thuốc trong một lần, thay vì chia ra uống 2 tháng theo kê đơn của bác sĩ. Tổng tất cả thuốc trên là 58 viên đã được sử dụng hết. 

Bác sĩ chẩn đoán ban đầu xác nhận bệnh nhân tụt huyết áp do sử dụng thuốc quá liều có thể gây tổn thương thận cấp biến chứng toan chuyển hóa. Lập tức bệnh nhân được chuyển đến đơn vị hồi sức tim mạch. 

Theo bác sĩ Võ Tấn Được – Khoa Nội tim mạch – lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh: “Hầu hết đứng trước tình huống ngộ độc này, tiếp cận theo ABC để hồi sức ban đầu. Ở bệnh nhân này, chưa ghi nhận dấu hiệu tắc nghẽn đường thở, hay suy hô hấp nặng, việc trì hoãn cấp cứu nguy cơ gây tử vong cao.

Bệnh nhân được rời ICU vào ngày thứ 5, sau đó chuyển đến khoa điều trị và khám tâm lý lâm sàng”. 

Trường hợp trên được cứu sống trong bối cảnh tiên lượng rất xấu do sử dụng liều thuốc quá cao và được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. 

"Khi gặp bất kỳ một bệnh nhân nào có biểu hiện nhịp tim chậm, hạ huyết áp và tình trạng tâm thần thay đổi thì cần kiểm tra xem bệnh nhân đã uống phải loại thuốc nào, liều lượng và số lượng đúng với chỉ định của bác sĩ trước đó không.

Đối với những bệnh nhân có bệnh lý mãn tính, đặc biệt tăng huyết áp, trầm cảm thì cần thường xuyên được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tâm lý khám và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp", bác sĩ Tấn Được nói thêm. 

Nhiều hệ luỵ nếu tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp 

Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, việc dùng thuốc hay không dùng thuốc huyết áp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số huyết áp và nguy cơ tiến triển các bệnh lý như: Đột quỵ, đau tim.

Để đưa ra quyết định về việc điều trị này bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cao huyết áp còn được khuyến cáo phải thay đổi lối sống sao cho lành mạnh thì mới kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Ảnh: Nguyễn Ly
Bệnh nhân đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Ảnh: Nguyễn Ly

Cụ thể về hướng điều trị đối với người bị tăng huyết áp như: Huyết áp trên 140/90mmHg nhưng nguy cơ mắc các bệnh lý khác thấp thì thường sẽ được bác sĩ khuyên nên thay đổi trong lối sống.

Huyết áp trên 140/90mmHg và có nguy cơ cao với các bệnh lý khác thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm huyết áp kết hợp cùng thay đổi lối sống.

Mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị tăng huyết áp là duy trì huyết áp ở mức tối ưu, đồng thời ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra. Vì thế, việc điều trị huyết áp cao là lâu dài và cả đời.

Bác sĩ Lê Hồng Tuấn - Trưởng khoa Nội tim mạch - Lão khoa, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết, amlodipin là thuốc hạ huyết áp phổ biến, thường được kê toa với liều dùng từ 1-2 viên/ngày. Sử dụng liều cao amlodipin có thể gây ngộ độc với triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng. Trường hợp nhiễm độc nặng có thể dẫn đến trạng thái tinh thần thay đổi, hôn mê, sốc, tử vong.

"Khoảng 30% bệnh nhân tim mạch có biểu hiện trầm cảm, đặc biệt sau nhồi máu cơ tim, stress nặng.

Vì vậy, gia đình cần hết sức quan tâm, nếu người bệnh có dấu hiệu buồn bã, chán nản, thờ ơ, lười tiếp xúc, cần thông báo với bác sĩ điều trị hoặc thăm khám tâm lý để tránh hậu quả đáng tiếc", bác sĩ Tuấn lưu ý thêm.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp điều trị bệnh lý tăng huyết áp

Hạ Mây |

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi, đó chính là bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp. Bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc – Khoa Tim mạch, khớp, nội tiết – Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Quân y 175) đã có những giải đáp các vấn đề liên quan bệnh tăng huyết áp.

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp là gì?

An Nhiên |

Tần suất người tăng huyết áp ngày càng tăng cao, nếu không có biện pháp dự phòng hữu hiệu thì số người bệnh sẽ tăng lên con số 10 triệu người và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5 dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp không nên bỏ qua

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp không nên bỏ qua. 

Nhóm người có nguy cơ mắc tăng huyết áp

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra nhóm người có nguy cơ mắc tăng huyết áp

Phương pháp điều trị bệnh lý tăng huyết áp

Hạ Mây |

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi, đó chính là bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp. Bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc – Khoa Tim mạch, khớp, nội tiết – Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Quân y 175) đã có những giải đáp các vấn đề liên quan bệnh tăng huyết áp.

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp là gì?

An Nhiên |

Tần suất người tăng huyết áp ngày càng tăng cao, nếu không có biện pháp dự phòng hữu hiệu thì số người bệnh sẽ tăng lên con số 10 triệu người và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5 dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp không nên bỏ qua

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp không nên bỏ qua. 

Nhóm người có nguy cơ mắc tăng huyết áp

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that chỉ ra nhóm người có nguy cơ mắc tăng huyết áp