Nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em

Hạ Mây |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cảnh báo về mối nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em.

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TPHCM) tiếp nhận bé N.B.M ngụ Long An nhập viện để cấp cứu với tình trạng tím tái, suy hô hấp và sau khi thăm khám trẻ được chẩn đoán Methemoglobin máu.

Methemoglobin máu là gì?

Hemoglobin (viết tắt là Hb) còn gọi là huyết cầu tố, gồm: 2 phân tử Heme và Globin, trong đó Heme có kết hợp 4 nguyên tố Fe2+ (hóa trị 2), có khả năng kết hợp với oxy để vận chuyển oxy từ phổi tới các mô của cơ thể và lấy CO2 từ mô trở về phổi thải ra ngoài qua khí thở ra.

Khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chất oxit hoá, vượt quá khả năng khử của cơ thể, dẫn đến tăng Methehemoglobin máu, làm thiếu oxy ở các mô và da bệnh nhân trở nên xanh tím.

Nguyên nhân gây Methemoglobin máu

Một số loại củ như củ dền, cà rốt,… có chứa hàm lượng nitrate cao nên khi ăn quá nhiều có thể bị ngộ độc, nhất là trẻ em. Nước giếng ăn có hàm lượng nitrit, nitrat tăng cao cũng có thể gây ngộ độc.

Ngộ độc có thể xảy ra khi chất này rơi trên da hoặc hít phải hơi anilin trong sản xuất chất tạo màu, thuốc nhuộm anilin, sơn, nhựa tổng hợp…

Các thuốc điều trị có tác dụng tạo MetHb có thể gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hoặc nhầm lẫn như: Sulfamide, Dapsone.

Triệu chứng Methemoglobin máu

Người ta chia ra 3 mức độ ngộ độc (nhẹ, vừa và nặng) tùy theo lượng MetHb huyết: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, da ngón tay, vành tai và niêm mạc có màu xanh tím. Nặng hơn, bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng hoạt động hô hấp và tuần hoàn đưa đến tử vong.

Các biện pháp phòng Methemoglobin máu

Tránh sử dụng hoặc tránh tiếp xúc các loại dược phẩm, thức ăn gây tình trạng Methemoglobin máu: nước củ dền, thuốc nhuộm, thuốc súng…

– Không cho trẻ em ăn quá nhiều củ dền, củ cà rốt

– Tránh sử dụng nước giếng trong sinh hoạt ăn uống. Sử dụng nước đã qua xử lý an toàn.

– Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ: Dapsone, sufamide, kháng sinh, aspirin, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị ung thư,… mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Thanh Chân |

Việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất, từ đó, khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. 

Nhận biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sớm nhất

Lâm Anh |

Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đau cơ, khó thở nặng hơn có thể co giật, bất tỉnh.

Từ vụ nghi ngộ độc Pate Minh Chay: Cần tuân thủ ăn chín uống sôi

K.Linh T/H |

Chia sẻ về sự việc ngộ độc từ sản phẩm Pate Minh Chay nghi có chứa vi khuẩn gây ngộ độc botulium, bác sĩ đưa ra khuyến cáo việc chế biến thực phẩm, ăn uống cần đảm bảo an toàn bảo vệ sinh thực phẩm.

Phụ huynh cần lưu ý những nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em

Lệ Hà |

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do thầy thuốc gây ra...

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Thanh Chân |

Việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất, từ đó, khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. 

Nhận biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sớm nhất

Lâm Anh |

Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đau cơ, khó thở nặng hơn có thể co giật, bất tỉnh.

Từ vụ nghi ngộ độc Pate Minh Chay: Cần tuân thủ ăn chín uống sôi

K.Linh T/H |

Chia sẻ về sự việc ngộ độc từ sản phẩm Pate Minh Chay nghi có chứa vi khuẩn gây ngộ độc botulium, bác sĩ đưa ra khuyến cáo việc chế biến thực phẩm, ăn uống cần đảm bảo an toàn bảo vệ sinh thực phẩm.

Phụ huynh cần lưu ý những nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em

Lệ Hà |

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do thầy thuốc gây ra...