Những lưu ý khi chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người bệnh hen suyễn

Tâm An |

Không sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ, sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên mà không dùng thuốc dự phòng, tự ý ngưng thuốc… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, thậm chí khó thở dẫn đến tử vong...

Không tuân thủ điều trị gây hậu quả khó lường

Mới đây, Phòng khám Hen, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tiếp nhận điều trị cho người bệnh N.T.C.V., (56 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM). Bà V. được chẩn đoán mắc hen phế quản kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm nhiều năm nay. Từ khi được chẩn đoán, bà V. dùng thuốc thường xuyên và tái khám định kỳ nên tình trạng hen được kiểm soát tương đối tốt qua các lần thăm khám. Với cơ địa dị ứng, bà V. được bác sĩ khuyên không ăn các loại thức ăn mà bà đã biết bị dị ứng như tôm, một số loại cá nước mặn và mực.

Tuy nhiên trong một lần ăn uống gần đây, bà thấy sức khỏe của mình ổn nên đã thử ăn món rau trộn cá ngừ. Sau khi ăn vài giờ, bà lên cơn khó thở nặng và phải đi khám. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, người bệnh được cho thở oxy, phun khí dung dãn phế quản, sử dụng các thuốc cấp cứu khác và theo dõi tình trạng sức khỏe. Sau 6 giờ theo dõi, người bệnh khỏe hoàn toàn, được xuất viện để điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày.

Một trường hợp khác, em N.V.B. (14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TPHCM) vừa phải đến Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè. Tại Phòng khám Hen - COPD, các bác sĩ cho biết em B. bị hen phế quản cấp. Cách đây 1 năm, em B. được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị tại địa phương. Hơn 2 tháng nay, thấy sức khỏe của em ổn, bố mẹ cho em ngưng dùng thuốc kê theo toa mỗi ngày của bác sĩ vì sợ dùng nhiều sẽ bị tác dụng phụ. Sau 2 tuần ngưng thuốc, em B. bị khó thở hơn, cơ thể mệt mỏi phải xin nghỉ học. Gia đình em B. thấy vậy liền lấy thuốc dự phòng cho em dùng nhưng triệu chứng không giảm. Sau đó, em B. ho nhiều và khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu.

Ngay sau khi nhập viện, em B. được cho thở oxy, phun khí dung thuốc dãn đường thở, tiêm thuốc corticoid. Sau cấp cứu, em phải nằm viện thêm 3 ngày để điều trị và theo dõi sức khỏe. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến tình trạng của em B. diễn tiến xấu hơn là do em tự ý ngưng thuốc, đến khi triệu chứng trở nặng lại chỉ uống thuốc dự phòng mà không biết cách sử dụng thuốc cắt cơn hen đúng lúc.

Dùng thuốc và tuân thủ điều trị tại nhà hỗ trợ điều trị hen suyễn

Theo TS.BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra.

Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay tử vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh. Có thể nói, việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi tự chăm sóc tại nhà. Không sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ, sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên mà không dùng thuốc dự phòng, tự ý ngưng thuốc, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn. Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, thậm chí khó thở dẫn đến tử vong.

TS.BS Nguyễn Như Vinh khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp. Khi đó cần dùng thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.

Khi đã dùng thuốc cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1-2 lần cắt cơn đầu tiên) thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút cho đến khi triệu chứng giảm đáng kể hoặc khi đến được cơ sở y tế.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng điều trị tim mạch nổi bật và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại VN

V.P |

Trong hai ngày 16 - 17.5.2020, Hội thảo khoa học “Từ ACC đến VNHA 2020 - Cập nhật xu hướng điều trị nổi bật và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại Việt Nam” đã diễn ra do Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham gia trực tuyến của hơn 1.500 chuyên gia y tế trên toàn quốc, riêng tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc, hội thảo còn được truyền hình trực tuyến tại một số bệnh viện.

Suýt thủng ruột vì nuốt phải xương cá

Nhàn Lê |

Mảnh xương cá dài 5cm đâm thủng tá tràng được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể cứu sống bệnh nhân. 

Phòng ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer

Thanh Thanh |

Hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn gọi là bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa thần kinh hàng đầu gây sa sút trí tuệ, chiếm tỉ lệ 55% các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh gây suy giảm dần dần và vĩnh viễn trí nhớ, các chức năng nhận thức của người bệnh, từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động sống và làm việc hàng ngày.

Cấp cứu thành công một giáo viên người Mỹ nuốt phải cây tăm xỉa răng

HÀ ANH CHIẾN |

Theo Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Đồng Nai) – ngày mai 11.5 – bệnh nhân bị thủng ruột do nuốt phải cây tăm tre xỉa răng – là một giáo viên quốc tịch Mỹ dạy tiếng Anh tại Đồng Nai – sẽ được xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị.

Xu hướng điều trị tim mạch nổi bật và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại VN

V.P |

Trong hai ngày 16 - 17.5.2020, Hội thảo khoa học “Từ ACC đến VNHA 2020 - Cập nhật xu hướng điều trị nổi bật và ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại Việt Nam” đã diễn ra do Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham gia trực tuyến của hơn 1.500 chuyên gia y tế trên toàn quốc, riêng tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc, hội thảo còn được truyền hình trực tuyến tại một số bệnh viện.

Suýt thủng ruột vì nuốt phải xương cá

Nhàn Lê |

Mảnh xương cá dài 5cm đâm thủng tá tràng được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể cứu sống bệnh nhân. 

Phòng ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer

Thanh Thanh |

Hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn gọi là bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa thần kinh hàng đầu gây sa sút trí tuệ, chiếm tỉ lệ 55% các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh gây suy giảm dần dần và vĩnh viễn trí nhớ, các chức năng nhận thức của người bệnh, từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động sống và làm việc hàng ngày.

Cấp cứu thành công một giáo viên người Mỹ nuốt phải cây tăm xỉa răng

HÀ ANH CHIẾN |

Theo Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Đồng Nai) – ngày mai 11.5 – bệnh nhân bị thủng ruột do nuốt phải cây tăm tre xỉa răng – là một giáo viên quốc tịch Mỹ dạy tiếng Anh tại Đồng Nai – sẽ được xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị.