Những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu không nên bỏ lỡ

Hà Lê |

Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn. Tuy nhiên đôi khi vì một số lý do, mẹ bầu chưa đi khám được ở một vài mốc khám thai.

Sau đây là những mốc khám thai rất quan trọng mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, với những mốc này mẹ bầu không nên bỏ lỡ.

Mốc 11 tuần 6 ngày – 13 tuần 6 ngày:

- Siêu âm hình thái thai nhi giúp phát hiện sớm các bất thường, đo khoảng sáng sau gáy kết hợp sàng lọc NIPT hoặc Combined Test phát hiện hội chứng rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể như Down, Edwards, Patau,... Đây cũng là thời điểm siêu âm đánh giá tuổi thai chính xác nhất.

- Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, Glucose máu, xét nghiệm sàng lọc sớm tiền sản giật, tuyến giáp nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ, một số các bệnh lây truyền như HIV, giang mai, viêm gan B. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và có chỉ định điều trị hoặc theo dõi.

Từ 18 tuần – 22 tuần 6 ngày:

- Siêu âm hình thái thai nhi, đây là thời điểm thích hợp để phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái thai nhi, những bất thường tim

- Có thể tiến hành Triple Test nếu chưa làm Combined Test, sàng lọc NIPT, hoặc chẩn đoán trước sinh (lấy dịch ối làm nhiễm sắc thể đồ, sinh thiết gai rau hay lấy máu cuống rốn thai nhi) nếu xuất hiện bất thường.

- Đo chiều dài CTC và kênh CTC khi có chỉ định

- Tổng phân tích nước tiểu thường quy.

Mốc 24 tuần - 28 tuần:

- Tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết xác đinh tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết thai kỳ.

- Xét nghiệm HbsAg và định lượng HBV – DNA chẩn đoán viêm gan B mạn tính và xem xét việc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

- Tùy thuộc vào những nguy cơ trong thai kỳ của bạn, bác sĩ sẽ có những chỉ định và điều trị phù hợp.

Mốc 31 tuần 6 ngày – 33 tuần 6 ngày:

- Siêu âm hình thái thai nhi đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, lượng nước ối, bánh rau…

- Theo dõi chặt chẽ chỉ số huyết áp mẹ, nước tiểu.

Giai đoạn cuối của thai kỳ (36 tuần trở đi): thời điểm thích hợp làm hồ sơ sinh

Mẹ bầu được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa, xét nghiệm GBS (liên cầu khuẩn nhóm B ), theo dõi monitor và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ.

Bên cạnh đó để tăng sức đề kháng trong thai kỳ, me bầu nên:

Ăn đủ chất dinh dưỡng.

Bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng, vitamin giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể theo tư vấn của BS và chỉ định của nhà sản xuất.

Không nên dựa vào kinh nghiệm của người khác bởi mỗi sản phụ có thai kỳ khác nhau.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Thai phụ cần biết về xét nghiệm di truyền trong thai kỳ

T.TH |

Viện Di truyền Y học - Gene Solutions vừa thực hiện chương trình tọa đàm “Xét nghiệm di truyền trong thai kỳ: Cập nhật kiến thức và xu hướng mới”.

Lý do mẹ bầu nên tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Lâm Anh T/H |

Nhiều bà mẹ thắc mắc thực sự có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Có 4 lý do để chắc chắn rằng: rất cần thiết tiêm phòng trước và trong khi mang thai.

Đặt vòng tránh thai đúng vị trí nhưng vẫn có thai 14 tuần

Ngọc Lê |

Bệnh viện Từ Dũ cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ 24 tuổi đã đặt vòng tránh thai đúng vị trí nhưng vẫn có thai nằm lạc trong buồng trứng 14 tuần, gây mất máu, nguy cơ tử vong.

Thai phụ cần biết về xét nghiệm di truyền trong thai kỳ

T.TH |

Viện Di truyền Y học - Gene Solutions vừa thực hiện chương trình tọa đàm “Xét nghiệm di truyền trong thai kỳ: Cập nhật kiến thức và xu hướng mới”.

Lý do mẹ bầu nên tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Lâm Anh T/H |

Nhiều bà mẹ thắc mắc thực sự có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Có 4 lý do để chắc chắn rằng: rất cần thiết tiêm phòng trước và trong khi mang thai.

Đặt vòng tránh thai đúng vị trí nhưng vẫn có thai 14 tuần

Ngọc Lê |

Bệnh viện Từ Dũ cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ 24 tuổi đã đặt vòng tránh thai đúng vị trí nhưng vẫn có thai nằm lạc trong buồng trứng 14 tuần, gây mất máu, nguy cơ tử vong.