Các dấu hiệu ở người trưởng thành bị tăng động giảm chú ý có thể bao gồm: Bồn chồn, thường xuyên ra khỏi chỗ ngồi, khó tham gia vào các hoạt động yên tĩnh, luôn di chuyển, nói nhiều, bốc đồng, khó xếp hàng chờ đợi, ngắt lời người khác...
Ngoài ra, dưới đây là các dấu hiệu khác ở người bệnh có liên quan đến vấn đề thiếu tập trung.
Thiếu chú ý đến chi tiết
Nếu một người cảm thấy khó nhớ lại những chi tiết cụ thể để hoàn thành công việc thì đây là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý.
Ví dụ chuẩn bị một bài thuyết trình nhưng lại bỏ qua một số điểm chính, tìm kiếm chìa khóa nhưng lại nhớ sai vị trí...

Khó tiếp tục công việc
Người bệnh có xu hướng đang làm việc này nhưng lại chạy đi làm việc khác, ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Thậm chí, người bệnh có thể cảm thấy áp lực khi chỉ làm hay hoàn thành một việc.
Khó nghe
Khi nói chuyện trực tiếp, bạn có thể nhận ra cái nhìn đỡ đần trong mắt người mắc hội chứng này, không lắng nghe những chi tiết cụ thể hoặc có vẻ không chú ý trong các cuộc trò chuyện.
Không phải họ cố tình phớt lờ mà có thể một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu khiến họ nhớ đến một câu chuyện khác. Tâm trí họ để ở một nơi khác và chờ cơ hội để chia sẻ suy nghĩ đó.
Thiếu theo dõi
Ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, những chi tiết quan trọng về những sự kiện này có thể khiến người bệnh lướt qua và quên những lời hứa.
Thiếu tổ chức, ngăn nắp
Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đặt bát đĩa vào đúng ngăn, không gian sống bừa bộn hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đồ vật.
Trì hoãn
Người bệnh hay có thói quen trì hoãn trả lời tin nhắn hoặc gọi lại cho người khác. Mặc dù đã nhấn đồng hồ báo thức nhiều lần, thay vì ra khỏi giường và chuẩn bị đi làm, người bệnh lại tạm dừng để tiếp tục ngủ thêm.
Người lớn mắc chứng tăng động giảm chú ý dễ dàng từ bỏ những việc họ không muốn làm để đổi lấy những việc đòi hỏi ít nỗ lực hơn.
Thường xuyên làm mất đồ
Không tìm thấy chìa khóa xe và bỏ lại điện thoại của mình bất cứ lúc nào khi ra khỏi phòng vì để quên ở đâu đó ngay từ đầu.
Người bệnh cũng hay phân tán, rất dễ đặt thứ gì đó xuống, thậm chí là một bài tập hoặc dự án, rồi quên mất đã để nó ở đâu.
Dễ bị phân tâm
Người bệnh dễ dàng bị lôi cuốn từ thứ này sang thứ khác, cần phải có chủ ý để tập trung.
Hay quên
Nếu ai đó hay quên những chi tiết quan trọng mà bạn thân, thành viên gia đình, sếp... đã nói có thể mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Những yếu tố có thể kích hoạt tăng động giảm chú ý ở người lớn là căng thẳng, thiếu ngủ, suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo nàn, kích thích quá mức, thay đổi các yếu tố môi trường như độ nhạy âm thanh, nhiệt độ và mùi, thiếu sự quan tâm.