Những tiềm ẩn của bệnh thoái hóa cột sống cổ đối với người trẻ tuổi

Hà Thanh |

Thời gian gần đây, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh liên quan có xu hướng tăng dần dẫn đến những hậu quả liệt tứ chi, bí tiểu... gây khó khăn cho bệnh nhân. Không những vậy, căn bệnh này còn có hiện tượng trẻ hóa, những người trẻ ngày càng dễ gặp phải những vấn đề về cột sống.

Ít vận động khiến người trẻ dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ 

Chia sẻ với Báo Lao Động, bác sĩ Vũ Tam Trực - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5, TPHCM) cho biết: “Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng tổn thương mạn tính kéo dài các cấu trúc của cột sống cổ như đĩa đệm, dây chằng và mặt khớp dẫn đến các triệu chứng đau cổ, mỏi cổ và triệu chứng chèn ép thần kinh như tê, yếu tay chân. Bệnh diễn biến âm thầm và trong một số trường hợp có thể gây ra hậu quả nặng nề như liệt tứ chi, bí tiểu”.

Đưa ra dẫn chứng từ thống kê của Khoa Cột sống B (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM), bác sĩ Vũ Tam Trực nhận định, số lượt khám ngoại trú do thoái hóa cột sống cổ và các vấn đề liên quan có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Đặc biệt, các căn bệnh về cột sống cổ còn có hiện tượng trẻ hóa, số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của nhóm người này. 

Sở dĩ, nhóm người trẻ mắc thoái hoá cột sống cổ thời gian gần đây gia tăng là do lối sống ít vận động. Thêm vào đó, việc nhiều người trẻ quan tâm về sức khỏe, tầm soát bệnh sớm khi có triệu chứng lý giải cho vấn đề trẻ hoá của căn bệnh này. 

Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Tam Trực cho hay: “Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý do nhiều yếu tố gây nên, một trong số đó là do di truyền (gen, cơ địa), đặc thù công việc và thói quen sinh hoạt”. 

Những thói quen xấu như ngủ kê gối cao, làm việc ở một tư thế nhất định trong nhiều giờ liền (đứng, ngồi) với tư thế cổ cúi và ngửa quá mức cũng dẫn đến mắc thoái hoá. 

Bên cạnh đó, hút thuốc lá hoặc sử dụng một số chất gây nghiện (ma túy, thuốc giảm đau gây nghiện) sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm và các dây chằng của cột sống cổ cũng như khiến tình trạng tổn thương thần kinh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh chủ yếu xảy ra ở nhóm người trung niên và lớn tuổi do quá trình thoái hóa thường âm thầm diễn tiến trong một thời gian dài, bác sĩ Tam Trực thông tin thêm.

Cảnh giác với những dấu hiệu mơ hồ

Triệu chứng khởi phát của bệnh thoái hóa cột sống cổ là mỏi cổ sau một ngày làm việc, sau đó, cơn đau lan xuống hai vai hoặc vùng giữa hai vai. Những cơn đau này thường khá mơ hồ, chỉ khi bệnh diễn tiến nặng hơn người bệnh mới nhận thấy rõ. Lúc này, bệnh nhân có thể mất ngủ về đêm do đau cổ hoặc tê tay, cứng cổ và mỏi mệt vào buổi sáng.

Khi bệnh đã đến mức độ toàn phát, người bệnh sẽ không thể ngồi lâu hoặc đứng lâu do đau cổ. Đồng thời các triệu chứng như tê tay, mỏi tay, yếu tay hoặc chân sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nặng hơn nữa, tình trạng chèn ép thần kinh kéo dài có thể khiến bệnh nhân liệt tứ chi, bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát và kết cục sẽ là ngồi xe lăn hoặc nằm liệt giường.

Thoái hóa cột sống nhìn chung là một bệnh lý mãn tính có diễn tiến từ từ, ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ đế chất lượng cuộc sống. Đối với bệnh nhân có yếu tố cơ địa và di truyền như hẹp ống sống cổ bẩm sinh, cốt hóa dây chằng, viêm dính cột sống v.v.. thì nên cảnh giác cao vì có thể dẫn đến liệt tay chân. Do đó, việc tầm soát bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cũng như dự phòng các biến chứng có thể xảy ra. 

Với chuyên môn y khoa, bác sĩ Tam Trực đã chỉ ra một số phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ. Theo đó, người bệnh phải thay đổi lối sống và kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu cùng với sử dụng thuốc giảm đau. Việc thay đổi lối sống bắt đầu từ việc người bệnh không quá cúi hoặc ưỡn cổ. Cùng với đó, người bệnh nên thay đổi tư thế thường xuyên trong quá trình làm việc, vận động và chơi thể thao hợp lý. Một phương pháp điều trị phù hợp với bệnh là phẫu thuật cột sống cổ. Tuy nhiên, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mất vững cột sống cổ (đau cổ ngăn cản ngồi hoặc đứng lâu) và chèn ép thần kinh (tê, yếu tay, chân) thì mới áp dụng phương pháp này. 

Hà Thanh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện nhân lực cho Tây Ninh phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Đội phản ứng nhanh số 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) vừa có mặt tại Bệnh viện đa khoa Tây Ninh để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 tại địa phương này. 

9 vật dụng siêu bẩn tại nơi làm việc có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Minh Thảo (Theo Boldsky) |

Tay nắm cửa, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… là những nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Một số thiết bị thường xuyên sử dụng tại nơi làm việc, nhưng lại ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến điều trị cho bệnh nhân ung thư đầu - cổ

TH |

Đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế được Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 17.3.

TPHCM: Người dân tăng cường tập thể dục nâng sức đề kháng phòng COVID-19

Anh Tú - Chân Phúc |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, những ngày này, người dân TPHCM đang tiếp tục đẩy mạnh tập thể dục, nhằm nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.

Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện nhân lực cho Tây Ninh phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Đội phản ứng nhanh số 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) vừa có mặt tại Bệnh viện đa khoa Tây Ninh để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 tại địa phương này. 

9 vật dụng siêu bẩn tại nơi làm việc có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Minh Thảo (Theo Boldsky) |

Tay nắm cửa, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… là những nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Một số thiết bị thường xuyên sử dụng tại nơi làm việc, nhưng lại ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến điều trị cho bệnh nhân ung thư đầu - cổ

TH |

Đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế được Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 17.3.

TPHCM: Người dân tăng cường tập thể dục nâng sức đề kháng phòng COVID-19

Anh Tú - Chân Phúc |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, những ngày này, người dân TPHCM đang tiếp tục đẩy mạnh tập thể dục, nhằm nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.