Nỗi lo nhiễm khuẩn bệnh viện

K.LIỆP |

Nhiễm khuẩn bệnh viện (BV) làm tăng biến chứng, nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian và chi phí điều trị lên khoảng 2-4 lần so với không nhiễm khuẩn. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại BV giúp ích cho người bệnh, nâng cao chất lượng bệnh viện. 

Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải quan tâm đến những nguyên tắc về vô khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm ca bệnh nhiễm khuẩn để ngăn chặn ca bệnh tăng lên, tìm ra nguồn nhiễm - nguồn lây truyền và kiểm soát trước khi điều tra dịch tễ.

Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong

Theo PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm Khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ nhiệm Bộ môn Kiểm soát Nhiễm Khuẩn ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế là gánh nặng cho người dân cũng như cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế.

Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện làm 90.000 người tử vong và chi phí y tế tăng thêm 4,5 tỷ USD. Tại các nước phát triển, có khoảng 5-10% người bệnh nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện. Cụ thể, tại Mỹ, vì tác động của nhiễm khuẩn vết mổ mà mỗi năm tăng 2 lần nguy cơ tử vong (khoảng 20.000 ca tử vong/năm). Riêng tại Việt Nam, con số cho thấy nghiên cứu trên gần 10.000 bệnh nhân của 10 bệnh viện, tỷ lệ nhiễm khuẩn BV là 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm tới 55,4%.

Ngoài ra, được biết, một nghiên cứu gần đây nhất ở BV Chợ Rẫy, TPHCM cũng cho thấy, nhiễm khuẩn BV làm kéo dài thời gian điều trị là 15 ngày với viện phí phát sinh ước tính là khoảng 2,9 triệu đồng/ca. Đối với nước có mức thu nhập GDP/người còn thấp như nước ta thì đây là con số không nhỏ. PGS.TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó giám đốc BV Bình Dân cho biết, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là gánh nặng cho người bệnh và thử thách ngành y tế tại nhiều quốc gia đang phát triển.

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

Trước những con số đáng để suy ngẫm trên thì việc thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn tại BV là điều cần làm. Việc này không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn nâng cao chất lượng bệnh viện. “Chúng ta cần phải quan tâm đến những nguyên tắc về vô khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm ca bệnh nhiễm khuẩn để ngăn chặn ca bệnh tăng lên, tìm ra nguồn nhiễm - nguồn lây truyền và tiến hành kiểm soát trước khi điều tra dịch tễ. Ngoài ra, khi phát hiện ca bệnh nhiễm khuẩn thì cần cách ly bệnh nhân, hạn chế đi lại trong khu vực có bệnh, chỉ định nhân viên y tế riêng chăm sóc cho người bệnh nếu được, lấy và lưu giữ bệnh phẩm” PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư nói.

Cũng về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì rửa tay là biện pháp hiệu quả và ít tổn hại kinh tế nhất để phòng bệnh. Đội ngũ thầy thuốc cần vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Vấn đề kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi... cũng cần được các nhân viên y tế Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương như tại vùng da bệnh nhân dự kiến phẫu thuật. Ngoài ra, công tác giám sát nhiễm khuẩn từ đồ dùng, dụng cụ, chất thải y tế... cũng cần các cơ sở y tế lưu tâm để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.

Liên quan đến vấn đề trên, mới đây, tại TPHCM đã diễn ra hội nghị “Kiểm soát nhiễm khuẩn trong ngoại khoa” do BV Bình Dân TPHCM phối hợp với Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TPHCM tổ chức. Hội nghị đã có những chia sẻ kinh nghiệm thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tập trung vào lĩnh vực ngoại khoa. 11 báo cáo đã thảo luận xoay quanh các chủ đề quan trọng như: Vai trò của kiểm soát nhiễm khuẩn trong ngoại khoa; Cập nhật, hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ; Tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh; Chương trình quản lý kháng sinh (AMS) tại BV và những vấn đề liên quan đến quản lý, đảm bảo chất lượng, chức năng của dụng cụ phẫu thuật; Các biện pháp thực hành, kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa Gây mê Hồi sức; Mô hình khử khuẩn - tiệt khuẩn tại trung tâm hiện đại theo chuẩn quốc tế…

K.LIỆP
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tật bủa vây vì lười vận động

HÀ LÊ |

Một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy, khoảng 1,4 tỉ người trưởng thành trên toàn cầu có nguy cơ mắc các bệnh gây tử vong cao chỉ vì không vận động đủ mức cần thiết. Trong một nghiên cứu khác thì Việt Nam được xếp vào top 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Tình trạng nhiều người Việt Nam lười vận động hiện nay đang khiến họ đối mặt với các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...

Bệnh sởi xuất hiện ở trẻ dưới 9 tháng tuổi: Nhiều phụ huynh lo lắng!

KIM ĐỒNG |

Gần đây, nhiều trẻ trên địa bàn các tỉnh được cha mẹ đưa đi khám bệnh ở một số bệnh viện (BV) trên địa bàn TPHCM và được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sởi. Đáng lo ngại là trong nhóm trẻ này, có trường hợp trẻ mắc bệnh sởi dưới 9 tháng tuổi (khi chưa đủ tháng tuổi để tiêm phòng sởi) càng khiến nhiều phụ huynh lo lắng…

Sẽ có trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em tại TPHCM

K.Đ |

Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, theo kế hoạch định hướng phát triển chuyên sâu của ngành y tế thành phố, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 đang khẩn trương chuẩn bị khởi công xây dựng Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em. Dự kiến, công trình sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Cứu sống công nhân bị cây sắt đâm xuyên cổ

CHÍ VĂN |

Ngày 6.9, Bệnh viện Lê Lợi (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa cho biết đã cứu sống thành công một bệnh nhân bị tai nạn hy hữu vì bị một cây sắt dài đâm xuyên qua cổ. 

Bệnh tật bủa vây vì lười vận động

HÀ LÊ |

Một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy, khoảng 1,4 tỉ người trưởng thành trên toàn cầu có nguy cơ mắc các bệnh gây tử vong cao chỉ vì không vận động đủ mức cần thiết. Trong một nghiên cứu khác thì Việt Nam được xếp vào top 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Tình trạng nhiều người Việt Nam lười vận động hiện nay đang khiến họ đối mặt với các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...

Bệnh sởi xuất hiện ở trẻ dưới 9 tháng tuổi: Nhiều phụ huynh lo lắng!

KIM ĐỒNG |

Gần đây, nhiều trẻ trên địa bàn các tỉnh được cha mẹ đưa đi khám bệnh ở một số bệnh viện (BV) trên địa bàn TPHCM và được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sởi. Đáng lo ngại là trong nhóm trẻ này, có trường hợp trẻ mắc bệnh sởi dưới 9 tháng tuổi (khi chưa đủ tháng tuổi để tiêm phòng sởi) càng khiến nhiều phụ huynh lo lắng…

Sẽ có trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em tại TPHCM

K.Đ |

Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, theo kế hoạch định hướng phát triển chuyên sâu của ngành y tế thành phố, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 đang khẩn trương chuẩn bị khởi công xây dựng Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em. Dự kiến, công trình sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Cứu sống công nhân bị cây sắt đâm xuyên cổ

CHÍ VĂN |

Ngày 6.9, Bệnh viện Lê Lợi (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa cho biết đã cứu sống thành công một bệnh nhân bị tai nạn hy hữu vì bị một cây sắt dài đâm xuyên qua cổ.