Tai nạn giao thông: Hậu quả khôn lường

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Theo thống kê từ Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, trung bình mỗi ngày nước ta xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông làm chết 30-35 người, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng, vật chất và cả tinh thần. Vì vậy, mỗi người nên tuân thủ Luật Giao thông, giữ sức khỏe, không uống rượu bia khi lái xe, chú ý quan sát... để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 

Nhanh một phút chậm cả đời

Mới đây, Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết về trường hợp tai nạn giao thông nguy kịch được cứu sống kịp thời. Theo đó, bệnh nhân tên Quang Ngọc H. (nam, 39 tuổi, ngụ TPHCM) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương vùng đầu mặt do tai nạn giao thông.

Nguyên nhân vụ tai nạn là do bệnh nhân sử dụng bia rượu, điều khiển xe gắn máy va chạm với xe tải. Vụ va chạm khiến bệnh nhân hôn mê, huyết áp tụt, vết thương phức tạp vùng cằm và lưỡi, máu trong miệng trào ra nhiều, gãy lộ xương khớp dưới, sai khớp cắn, chấn thương vùng ngực bụng và tứ chi.

Trong quá trình điều trị, hệ thống báo động đỏ nội ngoại viện của Bệnh viện Thống Nhất được triển khai, cấp cứu hàm mặt ngay lúc tiếp nhận bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo và đã cai máy thở, thở qua dụng cụ mở khí quản, các vết thương ở lưỡi đang dần hồi phục.

Thông tin thêm về số vụ tai nạn giao thông, PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho hay, từ khi có Nghị định 100/2019 của Chính phủ về những điều chỉnh trong xử lý lỗi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, số ca cấp cứu vì tai nạn giao thông đã giảm thấy rõ. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn còn tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị chấn thương rất nặng. 

Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hà – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, tai nạn giao thông có thể xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Khách quan có thể là vì những đô thị có lượng người đi lại nhiều, lưu lượng xe cao khiến các phương tiện rất dễ va chạm. Về mặt chủ quan, các thói quen không tốt cho sức khỏe của người tham gia giao thông như uống rượu bia quá nhiều, thức quá khuya… cũng là những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn.

Theo đó, các chấn thương hay gặp nhất do tai nạn giao thông là chấn thương sọ não (nguyên nhân dẫn đến 75% số ca tử vong do tai nạn xe máy), tiếp theo là chấn thương cột sống, gãy chi, chấn thương ngực bụng kín hay hở, chấn thương phần mềm... Hậu quả của chấn thương do tai nạn giao thông rất nguy hiểm, trường hợp nặng nạn nhân có thể tử vong hoặc tàn tật suốt đời.

Cách sơ cứu người tai nạn giao thông

Chỉ ra các phương pháp khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông, Bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hà nhận định: “Chỉ nên di chuyển nạn nhân khi hiện trường nguy hiểm (cháy nổ, khí gas, hơi độc, điện giật, chất hóa học…). Di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn bằng cách kéo hai chân và luôn giữ cố định vùng đầu cổ. Không nên vận chuyển nạn nhân bằng xe máy, cõng, bế… vì nguy cơ gây tổn thương nặng hơn. Khi tai nạn xảy ra, phải nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất. Cần mô tả chi tiết số người, mức độ nặng của nạn nhân, vị trí chính xác của hiện trường vụ tai nạn. Sau khi gọi cấp cứu, nên tiếp tục theo dõi và trợ giúp cho đến khi nạn nhân được đội cấp cứu tiếp nhận”. 

Tiếp đó, bác sĩ Diễm Hà thông tin, người sơ cứu nên đỗ xe ở vị trí an toàn, chú ý an toàn cho bản thân, kêu gọi thêm những người ở xung quanh hiện trường để hổ trợ, đặt đèn hay biển cảnh báo nguy hiểm, mặc áo phản quang nếu có; đặt biển báo nguy hiểm cách hai đầu hiện trường ít nhất 45 mét; tắt máy xe đang gặp tai nạn, dập tắt các nguồn nhiệt để tránh cháy nổ; quan sát xung quanh đề phòng các phương tiện đang lưu thông trên đường… Sau đó, cần giữ yên vị trí của người bị nạn, cố gắng giữ yên vùng cột sống cổ và gọi xe cấp cứu.

Trong lúc chờ cấp cứu, có thể kiểm tra và sơ cứu nạn nhân bằng cách kiểm tra đường thở, nhịp thở và mạch ở vùng cổ của nạn nhân để có xử trí thích hợp; băng ép vết thương mạch máu; cố định cột sống, cố định xương gãy; băng vết thương bằng gạc hay vải sạch và không cố gắng rút bỏ dị vật cắm trên người nạn nhân. Bên cạnh đó, mỗi người có thể tham gia các lớp huấn luyện cấp cứu cơ bản để thông thạo kỹ năng cấp cứu ban đầu.

Cuối cùng, bác sĩ Diễm Hà đưa ra lời khuyên, để phòng tránh tai nạn giao thông, mỗi người nên giữ sức khỏe, tuyệt đối không uống rượu bia khi lái xe, đội nón bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô, đi bộ đúng phần đường quy định, chú ý quan sát khi băng qua đường.

Anh Nhàn - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Những loại cây xanh nào có thể đặt ở trong phòng ngủ?

Hiệp Tùng (TH) |

Cây xanh không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Dưới đây là một số loại cây xanh phù hợp có thể đặt ở trong phòng ngủ.

Cứu sống bệnh nhân gãy xương hàm, chảy máu vùng miệng liên tục

Thanh Chân |

Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM) vừa cho biết về trường hợp tai nạn giao thông nguy kịch được cứu sống kịp thời. 

Cần làm gì sau khi hiến máu để nhanh lấy lại sức?

A.Nhàn - T.Chân |

Hưởng ứng lời kêu gọi về hiến máu tình nguyện, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rất nhiều người đã sẵn sàng đăng ký hiến máu tình nguyện. Vậy cần làm gì để đảm bảo an toàn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi hiến máu?

Đau đầu ở trẻ nhỏ - không thể bỏ qua

Hà Lê |

Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể  là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. 

Những loại cây xanh nào có thể đặt ở trong phòng ngủ?

Hiệp Tùng (TH) |

Cây xanh không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Dưới đây là một số loại cây xanh phù hợp có thể đặt ở trong phòng ngủ.

Cứu sống bệnh nhân gãy xương hàm, chảy máu vùng miệng liên tục

Thanh Chân |

Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM) vừa cho biết về trường hợp tai nạn giao thông nguy kịch được cứu sống kịp thời. 

Cần làm gì sau khi hiến máu để nhanh lấy lại sức?

A.Nhàn - T.Chân |

Hưởng ứng lời kêu gọi về hiến máu tình nguyện, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rất nhiều người đã sẵn sàng đăng ký hiến máu tình nguyện. Vậy cần làm gì để đảm bảo an toàn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi hiến máu?

Đau đầu ở trẻ nhỏ - không thể bỏ qua

Hà Lê |

Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể  là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.