TPHCM: Cứu sống trẻ 3 tuổi viêm cơ tim bằng kỹ thuật ECMO

Ngọc Lê - Anh Nhàn |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã cứu sống ca viêm cơ tim bằng kỹ thuật ECMO ở trẻ 3 tuổi, là ca khó thực hiện.

Bệnh nhi Lê Thị K. NG, 3 tuổi, cân nặng 11kg (Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang), nhập viện lúc 23 giờ ngày 5.8.2020 tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng hôn mê, môi tím, thở hước, trụy tim mạch nặng, tim rời rạc. Bé được chẩn đoán viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim. 

Khi bệnh nhi nhập viện, lập tức được các bác sĩ khoa Cấp cứu đặt nội khí quản giúp thở, truyền thuốc vận mạch duy trì chức năng co bóp cơ tim và bác sĩ khoa Tim mạch tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời duy trì nhịp tim cho bệnh nhi.

 
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, môi tím, thở hước, trụy tim mạch nặng, tim rời rạc. Ảnh: Ngọc Lê

Thầy thuốc nhân dân Bạch Văn Cam, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trước tình trạng nguy kịch bệnh viện đã báo động đỏ, cuộc hội chẩn toàn viện đã được tổ chức khẩn cấp quyết định tiến hành kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể ECMO để cứu bệnh nhân.

"Khó khăn nhất là bệnh nhi nhỏ tuổi và nhỏ ký nên việc tiếp cận mạch máu và kỹ thuật ECMO sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sau 30 phút thực hiện, bệnh nhi đã được hỗ trợ tim phổi nhân tạo với hệ thống ECMO. Ngay lập tức tình trạng huyết động học của bệnh nhi được phục hồi, đảm bảo sự sống cho các cơ quan" - Thầy thuốc nhân dân Bạch Văn Cam nhấn mạnh.

 
Thầy thuốc nhân dân Bạch Văn Cam thông tin về ca cứu sống bệnh nhi  viêm cơ tim bằng ECMO. Ảnh: Ngọc Lê

Hiện tại bệnh nhi đã tỉnh táo, thở bình thường, tình trạng huyết động học ổn định, chức năng tim phục hồi tốt. Bệnh nhi vẫn được theo dõi sát tình trạng tim mạch và đông máu.

Theo PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức chống độc tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi vẫn được theo dõi sát tình trạng tim mạch và đông máu. Nếu diễn tiến thuận lợi, bé có thể được xuất viện vào cuối tuần sau khi siêu âm kiểm tra chức tim mạch.

"Bệnh nhi sau khi xuất viện phải có lịch trình tái khám và theo dõi trong vòng 2-3 năm. Bên cạnh đó, không thể không tránh khỏi các biến chứng về sau như thiếu oxi não, bị bệnh lý cơ tim dày, giãn ra, suy yếu. Tuy nhiên nếu hồi sức tốt tình trạng này sẽ ít diễn ra" - Bác sĩ Phạm Văn Quang cho hay.

Ngọc Lê - Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Đội phản ứng nhanh số 7 của Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường chi viện Đà Nẵng

Tâm An |

Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy vừa lên đường vào tâm dịch hỗ trợ điều trị bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiễm COVID-19. 

Vẹo cột sống bẩm sinh dễ kèm theo nhiều bệnh lý

Lệ Hà |

Bệnh vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc trẻ mới sinh. Tỉ lệ là 1 trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Vẹo cột sống bẩm sinh đôi khi còn có các dị tật đi kèm khác chẳng hạn như bất thường ở thận hoặc bàng quang.

Tác hại không ngờ của việc đeo khẩu trang xuống cằm

Ngọc Lê |

Việc đeo khẩu trang được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn chủ quan trong việc đeo khẩu trang và thường xuyên kéo khẩu trang xuống cằm, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đeo khẩu trang.

Các bệnh viện tại TPHCM tăng cường biện pháp phòng COVID-19

Anh Nhàn - Hữu Huy |

Để tăng cường kiểm soát COVID-19, các bệnh viện, cơ sở y tế tại TPHCM thực hiện nhiều biện pháp sàng lọc đối với những người đến khám chữa bệnh, bao gồm: Khai báo y tế, đo thân nhiệt, bắt buộc đeo khẩu trang,...

Đội phản ứng nhanh số 7 của Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường chi viện Đà Nẵng

Tâm An |

Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy vừa lên đường vào tâm dịch hỗ trợ điều trị bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiễm COVID-19. 

Vẹo cột sống bẩm sinh dễ kèm theo nhiều bệnh lý

Lệ Hà |

Bệnh vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc trẻ mới sinh. Tỉ lệ là 1 trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Vẹo cột sống bẩm sinh đôi khi còn có các dị tật đi kèm khác chẳng hạn như bất thường ở thận hoặc bàng quang.

Tác hại không ngờ của việc đeo khẩu trang xuống cằm

Ngọc Lê |

Việc đeo khẩu trang được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn chủ quan trong việc đeo khẩu trang và thường xuyên kéo khẩu trang xuống cằm, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đeo khẩu trang.

Các bệnh viện tại TPHCM tăng cường biện pháp phòng COVID-19

Anh Nhàn - Hữu Huy |

Để tăng cường kiểm soát COVID-19, các bệnh viện, cơ sở y tế tại TPHCM thực hiện nhiều biện pháp sàng lọc đối với những người đến khám chữa bệnh, bao gồm: Khai báo y tế, đo thân nhiệt, bắt buộc đeo khẩu trang,...