Tỷ lệ người Việt thừa cholesterol tăng cao: Lý do là gì?

Bảo Trân (Theo Mayo Clinic) |

Sáng 16.10, tại Lễ phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa Cholesterol trong cơ thể”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tỷ lệ người Việt Nam thừa cholesterol đang ở mức đáng báo động và có xu hướng tăng cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Quốc Toàn
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Quốc Toàn

Cơ thể người cần một lượng cholesterol nhất định để xây dựng các tế bào khỏe mạnh nhưng nếu vượt quá mức cho phép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Cholesterol cao dẫn đến nhiều chất béo tích tụ trong mạch máu. Lâu ngày khiến máu khó lưu thông, chất béo lắng đọng vỡ đột ngột tạo thành cục máu đông gây đau tim, thậm chí đột quỵ.

Cholesterol được vận chuyển qua máu cùng với protein. Sự kết hợp giữa protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein cơ bản là:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay hiểu đơn giản là cholesterol “xấu”: vận chuyển các phần tử cholesterol đi khắp cơ thể và tích tụ làm hẹp thành động mạch.
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL) hay là cholesterol “tốt” có chức năng thu nạp và đưa lượng cholesterol dư thừa trở lại gan.

Cholesterol cao có thể do di truyền nhưng phần lớn đến từ lối sống không lành mạnh, thiếu cân bằng. Vì vậy có thể phòng ngừa và điều trị được tình trạng này. Cholesterol trong máu tăng cao không hề có triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện bản thân có mắc bệnh hay không.

Ăn uống

Nguyên nhân trực tiếp đến từ thói quen ăn uống. Những chất béo bão hòa có trong các sản phẩm động vật hay chất béo chuyển hóa trong đồ ăn vặt đều có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa cần được sử dụng một cách hợp lý.

Người béo phì

Những người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30 có khả năng mắc cholesterol cao hơn người khác.

Lười vận động

Việc tập thể dục điều độ giúp tăng HDL, đồng thời tăng kích thước của các phần tử tạo nên LDL để giảm bớt yếu tố gây hại, giúp tình trạng cơ thể được cải thiện.

Thuốc lá

Hút thuốc lá nhiều làm hỏng các thành mạch máu khiến việc tích tụ chất béo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm lượng HDL trong cơ thể.

Tuổi tác

Chất hóa học trong cơ thể sẽ thay đổi theo độ tuổi con người. Đây là nguy cơ làm cholesterol tăng lên. Ví dụ khả năng loại bỏ cholesterol LDL của người lớn tuổi sẽ bị giảm so đi so với lúc trẻ.

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu góp phần tăng mức cholesterol nguy hiểm được gọi là Lipoprotein mất độ rất thấp (VLDL) và giảm cholesterol HDL. Lượng đường trong máu cao còn góp phần phá hủy lớp niêm mạc của động mạch.

Bảo Trân (Theo Mayo Clinic)
TIN LIÊN QUAN

Đột quỵ: Người trẻ nên nắm nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa sớm

LÂM ANH |

Nhóm bệnh nhân đột quỵ đang dần “trẻ hóa”, nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.

Những thói quen tốt cho trái tim

Tâm An |

Siêng vận động, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý,... là những thói quen tốt cho trái tim.

Đột quỵ: Người trẻ nên nắm nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa sớm

LÂM ANH |

Nhóm bệnh nhân đột quỵ đang dần “trẻ hóa”, nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.

Những thói quen tốt cho trái tim

Tâm An |

Siêng vận động, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý,... là những thói quen tốt cho trái tim.