Những thói quen xấu vô tình dẫn đến viêm gan

Chân Phương |

Một số thói quen xấu như uống rượu bia, ăn uống mất vệ sinh, sử dụng chung bơm kim tiêm... vô tình khiến gan tổn thương dẫn đến viêm gan. Bác sĩ Lại Lan Phương (Trưởng khoa Tim mạch và Nội tiết, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an) đưa ra khuyến cáo cho bệnh nhân: “Tùy từng loại viêm gan mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và dùng thuốc điều trị”.

Thói quen vô tình khiến gan tổn thương

Chia sẻ về khả năng mắc bệnh, bác sĩ Lại Lan Phương (Trưởng khoa Tim mạch và Nội tiết, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an) cho biết: “Bệnh viêm gan không trừ một ai, mọi đối tượng đều có thể bị mắc. Tuy nhiên những người uống nhiều rượu bia, ăn uống mất vệ sinh, sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn có nguy cơ mắc bệnh viên gan cao hơn”.

Yếu tố công việc cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của con người. Những người là nhân viên phòng xét nghiệm, nha sĩ, nhân viên làm công tác cấp cứu, nhân viên xử lý rác thải, nhân viên ướp xác, bộ đội, công an, nhóm cán bộ y tế bị thương do kim đâm do tính chất công việc phải tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân HbsAg, HCV dương tính... nên khả năng mắc bệnh cao hơn.

Đối với những người tiêm chích không an toàn, sử dụng chung bơm kim tiêm, xăm trổ, xỏ lỗ trên cơ thể không an toàn, nhận máu và sản phẩm của máu, tiếp xúc với máu, vết thương và dịch tiết cơ thể của người nhiễm virus viêm gan B, C cũng là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh. Đặc biệt những người có thói quen xấu như dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân với những người bị viêm gan cũng có thể nhiễm bệnh.

Trong một số trường hợp người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B cũng có thể lây sang con trong lúc sinh. Hay những người sinh hoạt tình dục không an toàn với người mắc viêm gan B, C, sinh hoạt tình dục (miệng, hậu môn) có thể lây vius viêm gan A, E.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc gây hại cho gan của bạn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và những loại khác) hoặc methotrexate (Trexall, Rheumatrex).

Triệu chứng nhẹ nhưng bệnh có thể nặng

Về triệu chứng của bệnh, bác sĩ Lan Phương thông tin thêm: “Viêm gan là căn bệnh tiến triển âm thầm mang theo những triệu chứng. Trong các trường hợp viêm gan, khoảng 80% không có hoặc ít triệu chứng trong giai đoạn đầu. 20% còn lại có thể xuất hiện triệu chứng với những mức độ khác nhau. Những triệu chứng có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng đối với một số người”.

Theo đó, người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Thêm vào đó, bệnh nhân bị đau bụng, bụng căng chướng, đau khớp hoặc cơ bắp, nước tiểu sẫm màu. Đặc biệt, người bệnh sẽ bị vàng mắt, vàng da là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết bệnh. Ngoài ra, có cảm giác ngứa thiếu tập trung, lơ mơ, lú lẫn, bắt đầu xuất hiện vết bầm máu, chảy máu cũng là những triệu chứng báo hiệu bệnh.

Tùy từng loại viêm gan mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và dùng thuốc điều trị. Khi mắc viêm gan cấp, người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, đi lại vận động nhẹ nhàng. Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin; giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán. Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua. Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan. Đặc biệt, phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh.

Chân Phương
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

TPHCM thêm 1 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm COVID-19

Hà Phương |

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định dịch bệnh COVID-19.

Ăn cơm nhà, bác sĩ khuyến khích dùng riêng mỗi người một chén chấm

V.PHÚ |

TS.BS. Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến khích chấm riêng mỗi người một chén khi ăn cơm nhà, vì thói quen chấm chung là không tốt nhưng lại ít khi được mọi người để ý. Giữa thời điểm COVID-19 đang hoành hành, chính thói quen này lại có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Cẩn thận với bệnh viêm gan trong mùa dịch COVID-19

Minh Chân |

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với nhiều chất độc nên gan rất dễ bị bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm gan. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí gây tử vong. Đặc biêt, trong mùa dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh viêm gan nếu đồng nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn.

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

TPHCM thêm 1 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm COVID-19

Hà Phương |

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định dịch bệnh COVID-19.

Ăn cơm nhà, bác sĩ khuyến khích dùng riêng mỗi người một chén chấm

V.PHÚ |

TS.BS. Võ Hồng Minh Công - Trưởng khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến khích chấm riêng mỗi người một chén khi ăn cơm nhà, vì thói quen chấm chung là không tốt nhưng lại ít khi được mọi người để ý. Giữa thời điểm COVID-19 đang hoành hành, chính thói quen này lại có thể ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Cẩn thận với bệnh viêm gan trong mùa dịch COVID-19

Minh Chân |

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với nhiều chất độc nên gan rất dễ bị bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm gan. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí gây tử vong. Đặc biêt, trong mùa dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh viêm gan nếu đồng nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn.