Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

An Nhiên |

Tập 30 “Bác sĩ nhi khoa” vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tham gia tư vấn của ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

Tuần này, chương trình mang đến tình huống, cháu bé bị táo bón kéo dài hơn 2 tháng, song người ông vẫn thản nhiên và cho rằng chuyện này rất bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, em gái ông cho rằng, đây không phải chuyện nhỏ và cần gặp bác sĩ.

Giải đáp thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, ThS.BS Hồ Quốc Pháp cho biết: “Táo bón có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, nhất là ở độ tuổi ăn dặm của trẻ. Có 2 lý do chính khiến trẻ bị táo bón vào độ tuổi ăn dặm.

Thứ nhất là đường ruột của trẻ ở độ tuổi ăn dặm chưa thật sự trưởng thành vì đang ở chế độ sữa chuyển sang ăn thì cần có thời gian thích nghi. Thứ hai, trong lúc cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh quên cho trẻ ăn chất xơ hay các chất muối khoáng điện giải, vitamin.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón: phân của trẻ cứng hơn bình thường, số lần đi cầu ít hơn 3 lần trên 1 tuần, trẻ cần rặn nhiều hơn đi cầu, bụng trẻ chướng dần lên, trẻ càng ngày càng biếng ăn”.

“Để giúp cải thiện tình trạng táo bón, phụ huynh cần chỉnh lại chế độ ăn của trẻ, tập thói quen đi cầu cho trẻ, kết hợp thêm các biện pháp vận động, tăng cường chất xơ bằng rau xanh và trái cây…

Phụ huynh có thể sử dụng một số loại si-rô thảo dược có chứa nhiều chất xơ làm cho phân của trẻ mềm ra, kích thích nhu động ruột và giúp trẻ dễ đi vệ sinh hơn”, vị bác sĩ chia sẻ thêm.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Người trẻ cần làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người sinh sau năm 1990 có nguy cơ mắc bệnh ung thư trước 50 tuổi cao hơn các thế hệ trước đây.

5 món sinh tố dễ làm, tốt cho sức khỏe con trẻ mà cha mẹ nên làm

Hương Lê (Theo Eatthis) |

CDC khuyến nghị rằng, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ hoạt động, trẻ em nên ăn tối đa hai chén trái cây và ba chén rau mỗi ngày. Điều này có thể gói gọn trong những ly sinh tố.

Cứu sống trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng do sa dây rau

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng nguy hiểm do sản phụ bị sa dây rau.

Bệnh lý hô hấp ở trẻ khi chuyển mùa, phụ huynh cần làm gì?

An Nhiên |

Bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa, không ít người cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không cho con đến bác sĩ. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, các bệnh lý hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm.

Người trẻ cần làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người sinh sau năm 1990 có nguy cơ mắc bệnh ung thư trước 50 tuổi cao hơn các thế hệ trước đây.

5 món sinh tố dễ làm, tốt cho sức khỏe con trẻ mà cha mẹ nên làm

Hương Lê (Theo Eatthis) |

CDC khuyến nghị rằng, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ hoạt động, trẻ em nên ăn tối đa hai chén trái cây và ba chén rau mỗi ngày. Điều này có thể gói gọn trong những ly sinh tố.

Cứu sống trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng do sa dây rau

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng nguy hiểm do sản phụ bị sa dây rau.

Bệnh lý hô hấp ở trẻ khi chuyển mùa, phụ huynh cần làm gì?

An Nhiên |

Bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa, không ít người cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không cho con đến bác sĩ. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, các bệnh lý hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm.