Tập đoàn UOB công bố nghiên cứu Triển vọng doanh nghiệp năm 2024

Vinh Phú |

Ngày 16.7, tại TPHCM, Tập đoàn UOB công bố nghiên cứu Triển vọng doanh nghiệp năm 2024 của UOB và thảo luận các vấn đề xoay quanh các xu hướng đang định hình sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực: Mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, Số hóa, Phát triển bền vững. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% trong nửa đầu năm 2024. Kết quả khả quan này mở ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm 2024.

Theo ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, “Cả sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước, cũng như lĩnh vực sản xuất, đều giúp hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn mong đợi trong nửa đầu năm 2024.”

Ông Suan Teck Kin nhận định triển vọng cho năm 2024: “Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,0-6,5% có khả năng đạt được.”

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được dự báo tích cực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký tăng 13,1% so với cùng kỳ, lên 15,2 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm.

Dòng vốn FDI thực hiện (hoặc giải ngân) vào Việt Nam đạt 10,8 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng hơn gấp đôi so với dòng vốn 4,6 tỷ USD trong quý 1 năm 2024.

“Chúng tôi vẫn lạc quan trong nửa cuối năm vì những dữ liệu FDI này cho thấy: các doanh nghiệp tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn,...”, Ông Suan Teck Kin nhận định.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Klook duy trì mức tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024

Vinh Phú |

Ngày 9.7, Klook, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu châu Á dành cho trải nghiệm và dịch vụ du lịch đã công bố mức tăng trưởng ấn tượng trong phân khúc khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, đánh dấu bước tiến tích cực của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế. Klook đồng thời công bố các xu hướng đang định hình ngành du lịch Việt Nam, cùng với những nỗ lực và sáng kiến nhằm đón đầu xu thế mới nổi trong ngành du lịch.

Cầu nối giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thanh Hương |

Diễn đàn giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, doanh nhân ở nhiều lĩnh vực.

Hội thảo “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam” diễn ra tại Đại học Quốc Tế Miền Đông

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 6.12, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã diễn ra hội thảo “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam” và ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”.

UOB công bố nghiên cứu về Tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS)

Vinh Phú |

Ngày 1.11, UOB công bố nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS) năm 2023. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người tiêu dùng ở Việt Nam có tâm lý lạc quan hơn so với người tiêu dùng ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, dù vẫn còn quan ngại về tình hình lạm phát.

Klook duy trì mức tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024

Vinh Phú |

Ngày 9.7, Klook, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu châu Á dành cho trải nghiệm và dịch vụ du lịch đã công bố mức tăng trưởng ấn tượng trong phân khúc khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, đánh dấu bước tiến tích cực của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế. Klook đồng thời công bố các xu hướng đang định hình ngành du lịch Việt Nam, cùng với những nỗ lực và sáng kiến nhằm đón đầu xu thế mới nổi trong ngành du lịch.

Cầu nối giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thanh Hương |

Diễn đàn giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, doanh nhân ở nhiều lĩnh vực.

Hội thảo “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam” diễn ra tại Đại học Quốc Tế Miền Đông

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 6.12, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã diễn ra hội thảo “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam” và ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”.

UOB công bố nghiên cứu về Tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS)

Vinh Phú |

Ngày 1.11, UOB công bố nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS) năm 2023. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người tiêu dùng ở Việt Nam có tâm lý lạc quan hơn so với người tiêu dùng ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, dù vẫn còn quan ngại về tình hình lạm phát.