Thẻ phần mềm bảo mật giả, rước họa thật

Thế Lâm |

Mã bản quyền phần mềm bảo mật đang được rao bán tràn lan trên một số chợ trực tuyến với giá rẻ, giảm từ 40-50% so với giá bán lẻ chính thức được nhà phát hành công bố. Tuy nhiên nếu người tiêu dùng vì ham rẻ mà chọn mua, có thể không chỉ trúng hàng dỏm mà còn “rước hoạ vào thân”.

Giả và rẻ...

Bản quyền phần mềm bảo mật giả được rao bán trên một số sàn thương mại điện tử có tên tuổi ở Việt Nam với khá nhiều thương hiệu, tuy nhiên tập trung nhiều nhất vào Kaspersky vì phần mềm bảo mật của hãng này đang được người dùng đầu cuối sử dụng nhiều nhất.

Với mức “giá sốc” chỉ bằng từ 40-50% so với giá của hàng thật, tức chỉ hơn 100.000 đồng, hàng giả còn được ngụy trang bằng các hình ảnh và thông tin trông giống như hàng thật với cả bao bì đóng gói và thẻ mã bản quyền. Song thực chất, đây chỉ là chiêu lừa của kẻ gian lợi dụng những kẽ hở của các hệ thống bán lẻ trực tuyến nhằm trục lợi.  

Những đối tượng lừa đảo, chỉ cần tạo một tài khoản bán hàng trên các trang bán lẻ phổ biến tại Việt Nam hiện nay như L, T, S rồi rao bán thoải mái các sản phẩm giả mạo mà ít bị kiểm tra. Về phía người dùng, nếu chỉ xem lướt qua các thông tin và hình ảnh quảng cáo hàng giả, cũng không dễ gì nhận ra được.  

Thẻ mã phần mềm bảo mật giả có mặt trước và mặt sau trông giống với một danh thiếp bình thường. Mặt sau có phần phủ chì, chỉ cần cào đi thì thấy được mã (key). Còn thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần phủ chì thì mới lấy được mã (key). Cần chú ý nữa là, thẻ giả có nội dung và hình ảnh khác hoàn toàn so với thẻ thật.  

Nhiều chiêu thức và... lắm nguy cơ

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Cty TNHH bảo mật Nam Trường Sơn (NTS Security), nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam - cho biết: “Chúng tôi đã rà soát những shop trực tuyến bán hàng giả mạo để báo với các mạng bán lẻ, tuy nhiên việc liên hệ các bên này khá nhiêu khê trong khi càng chậm trễ thì người tiêu dùng càng bị thiệt hại”.

Cũng theo ông Vũ,  mỗi lần dẹp được shop này thì shop bán phần mềm bảo mật giả khác lại mọc lên, vì vậy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ các sàn thương mại điện tử thì mới mong hạn chế được tình trạng hàng giả này.

Mặt sau thẻ mã phần mềm bảo mật giả.
Mặt sau thẻ mã phần mềm bảo mật giả.
Mặt sau thẻ mã phần mềm bảo mật thật.
Mặt sau thẻ mã phần mềm bảo mật thật.

Trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng bán mã bản quyền phần mềm bảo mật giả nhằm lừa người tiêu dùng trên các trang bán hàng online, mà đã từng rộ lên nhiều lần từ năm, bảy năm trước trở lại đây. Nạn nhân là cả các hãng phần mềm bảo mật nội địa như Bkav hay nước ngoài như Kaspersky, Trend Micro, BitDefender...

Cũng có trường hợp, đối tượng lừa đảo rao bán 1 mã bản quyền phần mềm bảo mật cho nhiều khách hàng cùng lúc, hoặc loại mã chỉ dành cho 1 thiết bị lại được “vống” thành dành cho 3 hoặc 5 thiết bị. Khi đó, những khách mua sau có khả năng bị hãng phần mềm chặn, khóa dịch vụ sẽ không nhận được những tính năng bảo vệ trước mã đọc và các bản cập nhật phần mềm, thành ra mất tiền oan.

Trường hợp thứ hai, trong mã bản quyền giả mạo cài sẵn mã độc, khi khách hàng tải bản cài đặt phần mềm kèm mã kích hoạt bản quyền thì cũng đồng nghĩa bị mã độc xâm nhập từ đó chúng có thể đánh cắp thông tin, dữ liệu, tài khoản giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội dẫn đến hậu quả nặng nề. 

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hành khách đi tàu Thống Nhất, không còn được phục vụ suất ăn miễn phí

Huân Cao |

Hành khách đi tàu Thống Nhất không còn được phục vụ miễn phí thức ăn hay hỗ trợ một phần như trước đây. Nếu hành khách có nhu cầu ăn uống thì phải trả tiền cho suất ăn chế biến sẵn theo đơn giá nhập suất ăn từ Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.

Bắt quả tang dùng giấy tờ giả mua 150 triệu đồng hàng trả góp

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 18.4, Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bắt quả tang đối tượng Phạm Ngọc Hậu  (SN 1987, ngụ phường Tân Biên,  TP Biên Hòa) có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giữ đối tượng giả vào cắt tóc, đâm chủ tiệm để cướp xe máy

ĐÌNH TRỌNG |

Một đối tượng giả vào cắt tóc, sau đó dùng vật nhọn đâm chủ tiệm tóc rồi cướp xe máy nhưng bị người dân bắt giữ ngay sau đó.

Các cuộc tấn công mạng chủ yếu để lấy cắp dữ liệu

Thế Lâm |

Tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) đang ngày càng gia tăng, với tỉ lệ chiếm đến 91% tổng số các cuộc tấn công mạng. Đây là con số được chuyên gia tư vấn an ninh mạng Ngô Việt Khôi cho biết. Đi theo các cuộc tấn công APT, động cơ chính là đánh cắp dữ liệu.

Hành khách đi tàu Thống Nhất, không còn được phục vụ suất ăn miễn phí

Huân Cao |

Hành khách đi tàu Thống Nhất không còn được phục vụ miễn phí thức ăn hay hỗ trợ một phần như trước đây. Nếu hành khách có nhu cầu ăn uống thì phải trả tiền cho suất ăn chế biến sẵn theo đơn giá nhập suất ăn từ Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.

Bắt quả tang dùng giấy tờ giả mua 150 triệu đồng hàng trả góp

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 18.4, Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bắt quả tang đối tượng Phạm Ngọc Hậu  (SN 1987, ngụ phường Tân Biên,  TP Biên Hòa) có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giữ đối tượng giả vào cắt tóc, đâm chủ tiệm để cướp xe máy

ĐÌNH TRỌNG |

Một đối tượng giả vào cắt tóc, sau đó dùng vật nhọn đâm chủ tiệm tóc rồi cướp xe máy nhưng bị người dân bắt giữ ngay sau đó.

Các cuộc tấn công mạng chủ yếu để lấy cắp dữ liệu

Thế Lâm |

Tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) đang ngày càng gia tăng, với tỉ lệ chiếm đến 91% tổng số các cuộc tấn công mạng. Đây là con số được chuyên gia tư vấn an ninh mạng Ngô Việt Khôi cho biết. Đi theo các cuộc tấn công APT, động cơ chính là đánh cắp dữ liệu.