Bố đang hưởng lương hưu mà chết, con được trợ cấp tuất thế nào?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp tuất khi đang hưởng lương hưu mà chết, điều kiện hưởng chế độ thai sản, trợ cấp thất nghiệp… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

52 tuổi, nghỉ hưu khi mất sức lao động 81% được không?

Bạn đọc có email thaibacanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi sinh ngày 20.8.1967, làm việc từ ngày 7.3.1992, mức lương hiện hưởng 5.0. Tôi tính đến tháng 8.2019 xin nghỉ mất sức lao động 81% có được không? Nếu được thì mỗi tháng tôi được hưởng bao nhiêu tiền?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 55 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

1. NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 điều 2 của luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điều 54 của luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.

2. NLĐ quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1, điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, điều 54 của luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên; b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, nếu đến tháng 8.2019 bạn suy giảm 81% khả năng lao động thì đủ điều kiện để nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, cứ mỗi năm nghỉ sớm so với tuổi bạn sẽ phải trừ 2% lương hưu. Mức hưởng lương hưu cụ thể còn phụ thuộc khu vực tiền lương bạn đã tham gia BHXH, do đó bạn nên tham khảo thêm điều 56 Luật BHXH 2014, điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về các tính mức lương hưu hàng tháng.
Bố chết, con được trợ cấp tuất

Bạn đọc có email damthuytrangxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Bố tôi nghỉ hưu tháng 1.2012, đến ngày 22.10.2018 vừa qua thì qua đời. Tháng lương tiếp theo này bố tôi có được nhận không và chế độ tiền tuất như thế nào. Bố tôi đang còn 1 đứa con sinh năm 2004 thì có được nhận tiền tuất hàng tháng không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Về lương hưu, bố bạn chỉ được nhận đến tháng chết, chứ không được nhận đến tháng kế tiếp của tháng chết. Do bố bạn đang hưởng lương hưu mà chết, nên em bạn (sinh năm 2004, chưa đủ 18 tuổi) sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi. Ngoài người con trên, các thân nhân khác của bố bạn như: Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên (hoặc dưới 55 tuổi mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên);  Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ (hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) mà không có thu nhập hoặc  có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở cũng được trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Nếu không nhận trợ cấp hàng tháng thì có thể nhận trợ cấp một lần theo cách tính sau: Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Đóng BHXH ngắt quãng, có được hưởng chế độ thai sản?

Bạn đọc có email nguyenhaivanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi tham gia BHXH từ 4.2017 đến 1.2018 ở công ty cũ. Sau đó tôi nghỉ việc đến 5.2018 tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới đến tháng 10.2018 thì xin nghỉ việc luôn. Hiện tại tôi đang mang thai và dự sinh là tháng 4.2019. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không và thủ tục sẽ nộp ở đâu? Tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không? Mức lương 6 tháng gần nhất của tôi là  4.258.000 đồng, nếu được TCTN sẽ nhận được bao nhiêu?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:  Điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Điều kiện hưởng TCTN là đóng đủ 12 tháng BHTN trong vòng 24 tháng hoặc 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, hoặc Hợp đồng làm việc tùy từng trường hợp là HĐLĐ có thời hạn hay mùa vụ. Nếu bạn đóng đủ BHXH từ tháng 5 đến tháng 10.2018 và đến tháng 4.2019 sinh con sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Khi sinh con bạn mang giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, sổ BHXH, hộ khẩu đến cơ quan BHXH nơi đang cư trú để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản. Về TCTN, do bạn đã đóng được tổng cộng 16 tháng BHTN trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, do đó bạn cũng được nhận TCTN nếu trong vòng 3 tháng kể từ khi nghỉ việc có đi đăng ký thất nghiệp và chưa tìm được việc làm. Bạn sẽ được hưởng 3 tháng TCTN, mỗi tháng bằng 60% tiền lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng cuối cùng trước khi chấm dứt HĐLĐ. 

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động sinh con nhưng con chết thì khi nào quay lại làm việc

Anh Nhàn |

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại hội nghị “đối thoại doanh nghiệp và chính quyền thành phố”, trong đó các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, mua bảo hiểm tai nạn lao động, giờ giấc làm việc được nhiều người quan tâm.

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?

Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

​Công ty A hoạt động chuyên về dịch vụ cho khách nước ngoài khi đến du lịch tại TPHCM. Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch vòng quanh thành phố với khoảng 10 điểm dừng đón và trả khách tại các địa điểm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Sở thú, Dinh Độc lập... Mỗi du khách chỉ cần trả 200.000 đồng là có thể đi tham quan các điểm đến nổi tiếng của TPHCM trong vòng 24 giờ.

Người lao động sinh con nhưng con chết thì khi nào quay lại làm việc

Anh Nhàn |

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại hội nghị “đối thoại doanh nghiệp và chính quyền thành phố”, trong đó các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, mua bảo hiểm tai nạn lao động, giờ giấc làm việc được nhiều người quan tâm.

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?

Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

​Công ty A hoạt động chuyên về dịch vụ cho khách nước ngoài khi đến du lịch tại TPHCM. Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch vòng quanh thành phố với khoảng 10 điểm dừng đón và trả khách tại các địa điểm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Sở thú, Dinh Độc lập... Mỗi du khách chỉ cần trả 200.000 đồng là có thể đi tham quan các điểm đến nổi tiếng của TPHCM trong vòng 24 giờ.