Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

​Công ty A hoạt động chuyên về dịch vụ cho khách nước ngoài khi đến du lịch tại TPHCM. Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch vòng quanh thành phố với khoảng 10 điểm dừng đón và trả khách tại các địa điểm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Sở thú, Dinh Độc lập... Mỗi du khách chỉ cần trả 200.000 đồng là có thể đi tham quan các điểm đến nổi tiếng của TPHCM trong vòng 24 giờ.

Không được tuỳ tiện sử dụng nhãn hiệu của người khác

Dich vụ du lịch vòng quanh thành phố (city tour) khá phổ biến trên thế giới và Công ty A là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng tại TPHCM và đã đăng ký nhãn hiệu cho loại hình dịch vụ du lịch này. Nhãn hiệu được viết bằng tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Nhảy lên – Nhảy xuống”. Nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ và được bảo hộ trên toàn quốc.

Một thời gian sau, Công ty A phát hiện Công ty B sử dụng nhãn hiệu của mình để quảng cáo cho một loại hình dịch vụ cũng giống như vậy triển khai tại một tỉnh chuyên về du lịch. Công ty B quảng cáo rầm rộ chương trình với mô hình tương tự như của Công ty A là du khách chỉ cần trả hơn 200.000 đồng là có thể sở hữu một chiếc vé có giá trị sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm kích hoạt để tham quan khoảng 15 điểm du lịch. Du khách có thể bắt đầu tour du lịch tại bất kỳ điểm dừng nào trong hành trình. Công ty B cung cấp xe buýt du lịch với 45 ghế ngồi, được trang bị wifi và có hệ thống thuyết minh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Việc nhiều công ty cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là khá phổ biến và bình thường. Tuy nhiên không có nghĩa là các công ty hay cá nhân cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là có thể tuỳ tiện sử dụng nhãn hiệu của nhau.

Có thể yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại

Theo quy định của pháp luật hiện hành, dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có 3 loại: Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trong kinh doanh). Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều). Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc. Dựa vào tính chất, chức năng thì nhãn hiệu được phân loại như sau: Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp. Nhãn hiệu tập thể

Do nhãn hiệu mà Công ty A đã đăng ký được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc, nên các công ty hay cá nhân khác không được quyền xâm phạm đến nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công ty A.

Điều 198, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ như sau: 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại điều 202 của luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty A cần thu thập các bằng chứng để chứng minh Công ty B có hành vi tuỳ tiện sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình như: lưu lại hoặc chụp hình lại những mẫu quảng cáo của Công ty B hoặc lưu lại những đường dẫn trên mạng mà Công ty B có sử dụng nhãn hiệu của Công ty A để làm nhãn hiệu và quảng cáo cho dịch vụ du lịch của Công ty B. Đồng thời Công ty A cần làm văn bản gửi đến Công ty B để yêu cầu chấm dứt ngay hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình. Nếu như Công ty B không chấm dứt việc xâm phạm nhãn hiệu thì Công ty A có quyền khởi kiện yêu cầu Công ty B phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Không được đóng đủ BHXH, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi của NLĐ liên quan đến điều kiện hưởng BHYT, thỏa thuận trong HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Không được đóng đủ BHXH, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi của NLĐ liên quan đến điều kiện hưởng BHYT, thỏa thuận trong HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.