Người lao động sinh con nhưng con chết thì khi nào quay lại làm việc

Anh Nhàn |

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra tại hội nghị “đối thoại doanh nghiệp và chính quyền thành phố”, trong đó các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, mua bảo hiểm tai nạn lao động, giờ giấc làm việc được nhiều người quan tâm.

Có rất nhiều trao đổi sôi nổi từ đại diện các doanh nghiệp  và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM. Các thắc mắc xoay quanh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nhà nước, chính sách tiền lương, thưởng, ngày nghỉ, giờ giấc làm việc và các quy định khác dành cho người lao động.

Đại diện công ty TNHH Thương mại và dịch vụ y tế Mednovum đặt câu hỏi: “Theo quy định tại điều 34.3 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động sinh con những sau đó con dưới 2 tháng tuổi chết thì quay lại làm việc sau 4 tháng kể từ ngày sinh con. Tuy nhiên, người lao động không có thông báo về việc này và chưa có ý định quay lại làm việc vào thời gian trên thì giải quyết thế nào?”.

Trả lời câu hỏi này, đại diện ban tổ chức cho biết, trong trường hợp này, người sử dụng lao động cần nắm rõ hơn về tình trạng của người lao động sau khi sinh con mà con mất và tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh để có cách giải quyết hợp tình hợp lý. Có thể hai bên sẽ thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động đến khi người lao động ổn định tâm lý, sức khỏe và sẵn sàng quay trở lại làm việc.  

Trước câu hỏi: “Do nhu cầu công việc, có thể thuyên chuyển ngày nghỉ của người lao động từ thứ Bảy, Chủ nhật sang hai ngày trong tuần không? Hai ngày này có bắt buộc là ngày kế tiếp sau chủ nhật không?

Đại diện ban tổ chức cho rằng, người sử dụng lao động có quyền sắp xếp ngày nghỉ cố định vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi rõ vào nội quy lao động. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngày nghỉ hằng tuần thì phải sửa đổi nội quy lao động và đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và tiến hành bổ sung vào hợp đồng lao động cho phù hợp.

Trả lời mắc của doanh nghiệp về việc, sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người lao động phải được nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ, trường hợp không được bố trí nghỉ bù thì phải trả lương làm thêm giờ. Vậy khi được bố trí nghỉ bù thì không phải trả lương làm thêm giờ hay sao?. Ban tổ chức cho biết: “Trong trường hợp đã bố trí nghỉ bù thì phải thanh toán phần chênh lệch giữa tiền lương làm thêm giờ theo điều 97 Bộ Luật Lao động và tiền lương cho thời gian mà doanh nghiệp đã bố trí nghỉ bù.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?

Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

​Công ty A hoạt động chuyên về dịch vụ cho khách nước ngoài khi đến du lịch tại TPHCM. Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch vòng quanh thành phố với khoảng 10 điểm dừng đón và trả khách tại các địa điểm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Sở thú, Dinh Độc lập... Mỗi du khách chỉ cần trả 200.000 đồng là có thể đi tham quan các điểm đến nổi tiếng của TPHCM trong vòng 24 giờ.

Không được đóng đủ BHXH, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi của NLĐ liên quan đến điều kiện hưởng BHYT, thỏa thuận trong HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Khi nào được tạm dừng đóng BHXH?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến việc tạm dừng đóng BHXH, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cách tính thế nào cho có lợi khi nghỉ hưu. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không làm đủ 3 năm, phải hoàn trả tất cả tiền đóng BHXH?

ĐỨC LONG |

Bạn đọc có email tranngocnam28@gmail.com hỏi: Tôi làm việc tại một trường THPT dân lập tại Quận 12, TPHCM từ tháng 8.2017 đến nay. Sau thời gian thử việc hơn nửa tháng không lương, tôi có yêu cầu ký HĐLĐ nhưng nhà trường không ký. Đến nay, nhà trường có gửi 1 bản phụ lục HĐLĐ yêu cầu tôi ký vào mới được nhận lương tháng 9/2018. Nội dung phụ lục này ghi từ ngày 1.9.2018 nhà trường sẽ đóng BHXH cho NLĐ với điều kiện NLĐ phải làm việc cho trường 3 năm kể từ ngày ký HĐLĐ, nếu nghỉ trước thời hạn trên NLĐ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà nhà trường đã đóng cho cơ quan BHXH; cam kết khi thôi việc phải báo trước 60 ngày… Nếu NLĐ vi phạm cam kết nhà trường sẽ không hoàn tất thủ tục BHXH cho NLĐ. Nhà trường làm như vậy có đúng không?

Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

​Công ty A hoạt động chuyên về dịch vụ cho khách nước ngoài khi đến du lịch tại TPHCM. Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch vòng quanh thành phố với khoảng 10 điểm dừng đón và trả khách tại các địa điểm như: Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Sở thú, Dinh Độc lập... Mỗi du khách chỉ cần trả 200.000 đồng là có thể đi tham quan các điểm đến nổi tiếng của TPHCM trong vòng 24 giờ.

Không được đóng đủ BHXH, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi của NLĐ liên quan đến điều kiện hưởng BHYT, thỏa thuận trong HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.