Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Công ty trả lương cao hơn phải đóng BHYT

Bạn đọc có email luonghiepxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang làm việc cho công ty. Công ty có đóng bảo hiểm cho người lao động. Nhưng tôi chỉ muốn đóng BHYT mà không đóng BHXH có được không? Hai loại bảo hiểm này phải đóng đồng thời hay có thể tách ra đóng riêng?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: BHXH và BHYT là hai loại hình bảo hiểm khác nhau trong chính sách an sinh xã hội. Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định: 1. NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (áp dụng từ 1.1.2018 – PV). Khoản 1, điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014 quy định: BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Hiện nay, NLĐ có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Khoản 2 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014 quy định mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở. Khoản 2, điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014 quy định: Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại điều 12 của luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại điều 12 của luật này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 điều 12 của luật này có thêm một hoặc nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương, tiền công cao nhất.

Như vậy, nếu bạn có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên đã phải đóng BHXH bắt buộc. Bạn chỉ có thể tham gia BHYT mà không tham gia BHXH ở một công ty với điều kiện bạn đã tham gia BHXH ở công ty đầu tiên giao kết HĐLĐ và công ty nơi bạn tham gia BHYT trả lương cho bạn cao hơn so với công ty đầu tiên giao kết HĐLĐ. Hiện cơ quan BHXH thu BHXH, BHYT và BHTN cùng một lúc chứ không tách riêng nếu NLĐ đủ điều kiện đóng các loại bảo hiểm này.

Vợ thương binh 2/4 có được cấp thẻ BHYT miễn phí?

Bạn đọc có email bungphexxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là thương binh 2/4. Vợ tôi năm nay 56 tuổi. Vợ tôi có được cấp thẻ BHYT miễn phí theo tiêu chuẩn của tôi không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điểm 3.9, Điều 17, Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14 tháng 4 năm 2017 của BHXH Việt Nam, quy định về việc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng BHYT: Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm 3.8 khoản này, bao gồm: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Đồng thời, khoản 2, điều 21 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2012 quy định: Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Theo các quy định về phân loại thương binh hiện hành thì thương binh 2/4 suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Do đó, vợ bạn sẽ được ngân sách Nhà nước đóng BHYT, hay nói nôm na là được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Tạm hoãn HĐLĐ có được hưởng chế độ thai sản?

Bạn đọc có email phuongthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi hiện đang công tác tại một công ty thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Thời gian công tác tại đây đến nay là được 8 năm và có tham gia BHXH đầy đủ. Tôi muốn sinh con thứ 2, nhưng vì sức khoẻ yếu và trước đây có nhiều lần bị sẩy thai nên xin tạm hoãn HĐLĐ 3 tháng, từ tháng 6.2018 đến hết tháng 8.2018. Sau khi nghỉ được một tháng thì tôi có thai. Vậy làm thế nào để khi nghỉ hết 3 tháng và tôi muốn nghỉ tiếp đến khi sinh mà vẫn được hưởng các chế độ thai sản? Dự kiến tôi sinh con vào đầu tháng 3.2019.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 31Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: 1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. 2. NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. NLĐ quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do thời gian dự sinh của bạn là 3.2019, tính ngược lại 12 tháng là tháng 4.2018. Nếu từ tháng 4.2018 đến tháng 3. 3019 bạn có đóng BHXH đủ 3 tháng và bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì đủ điều kiện nhận chế độ thai sản. Hoặc từ tháng 4.2018 đến tháng 3.2019 có đóng BHXH đủ 6 tháng thì cũng được hưởng chế độ thai sản.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Rủi ro khi nhận cầm cố sổ BHXH mùa World Cup

Đức Long |

World Cup đã qua được vòng 1/16 với nhiều cảm xúc của những người hâm mộ. Bên cạnh những niềm vui vì được thưởng thức “đại tiệc túc cầu” 4 năm mới có một lần, là phảng phất những nỗi buồn do tình trạng cá độ. Nhiều người, vì máu mê đỏ đen, đã như con thiêu thân lao vào các canh bạc qua các trận đấu. Họ sẵn sàng cầm cố mọi thứ từ xe cộ, giấy tờ có giá như sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí cả sổ BHXH để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu cá độ của mình.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Rủi ro khi nhận cầm cố sổ BHXH mùa World Cup

Đức Long |

World Cup đã qua được vòng 1/16 với nhiều cảm xúc của những người hâm mộ. Bên cạnh những niềm vui vì được thưởng thức “đại tiệc túc cầu” 4 năm mới có một lần, là phảng phất những nỗi buồn do tình trạng cá độ. Nhiều người, vì máu mê đỏ đen, đã như con thiêu thân lao vào các canh bạc qua các trận đấu. Họ sẵn sàng cầm cố mọi thứ từ xe cộ, giấy tờ có giá như sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí cả sổ BHXH để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu cá độ của mình.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.