Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Không đăng ký kết hôn, không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng

Ban đọc có số điện thoại 0933476XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Tôi có nghe nói về hợp đồng hôn nhân. Các quy định của pháp luật về việc hợp đồng hôn nhân thế nào? Trường hợp có ly hôn thì việc giải quyết quyền nuôi con và tài sản của hai bên thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Hiện tại, theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam, không có thuật ngữ “Hợp đồng hôn nhân”. Tuy nhiên, trong một số điều luật cụ thể, có ghi nhận từ “hợp đồng”. Điều12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: 1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. 2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. 3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 16 của luật này.

Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 15 và điều 16 của luật này. Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.  

Được thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn

Ban đọc có số điện thoại 0932471XXX gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Tôi định lấy vợ, nhưng không muốn duy trì tình trạng tài sản chung, vì sợ khi ly hôn xảy ra tranh chấp tài sản. Vợ chồng có quyền thỏa thuận về tài sản trước khi lấy nhau không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: 1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm: a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; d) Nội dung khác có liên quan. 2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Ngoài ra, bạn có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên xin lưu ý, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị vô hiệu theo quy định tại điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:  a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của luật này; c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Con của ai khi nhờ mang thai hộ?

Ban đọc có số điện thoại 0932471XXX gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Vợ chồng tôi lấy nhau đã lâu nhưng chưa sinh được con. Nay tôi muốn nhờ người quen mang thai hộ, nhưng lại sợ sau này khi sinh con xong họ không giao con cho mình. Như thế, phải xử lý làm sao?

Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:  Pháp luật hiện hành có quy định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mục địch thương mại. Cụ thể, khoản 22, điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điềukiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điềukiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện để nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thì khi con được sinh ra sẽ là con chung của vợ chồng bạn.  

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Rủi ro khi nhận cầm cố sổ BHXH mùa World Cup

Đức Long |

World Cup đã qua được vòng 1/16 với nhiều cảm xúc của những người hâm mộ. Bên cạnh những niềm vui vì được thưởng thức “đại tiệc túc cầu” 4 năm mới có một lần, là phảng phất những nỗi buồn do tình trạng cá độ. Nhiều người, vì máu mê đỏ đen, đã như con thiêu thân lao vào các canh bạc qua các trận đấu. Họ sẵn sàng cầm cố mọi thứ từ xe cộ, giấy tờ có giá như sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí cả sổ BHXH để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu cá độ của mình.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.

Rủi ro khi nhận cầm cố sổ BHXH mùa World Cup

Đức Long |

World Cup đã qua được vòng 1/16 với nhiều cảm xúc của những người hâm mộ. Bên cạnh những niềm vui vì được thưởng thức “đại tiệc túc cầu” 4 năm mới có một lần, là phảng phất những nỗi buồn do tình trạng cá độ. Nhiều người, vì máu mê đỏ đen, đã như con thiêu thân lao vào các canh bạc qua các trận đấu. Họ sẵn sàng cầm cố mọi thứ từ xe cộ, giấy tờ có giá như sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí cả sổ BHXH để lấy tiền phục vụ cho nhu cầu cá độ của mình.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.