NLĐ tự tử, thân nhân có được hưởng trợ cấp tuất?

Nam Dương |

NLĐ hết thời hạn nghỉ bệnh theo chỉ định vẫn không đến công ty thì phải xử lý sao? Thời điểm bắt đầu tính ngày nghỉ phép từ khi nào? NLĐ đang đóng BHXH mà tự tử, thì thân nhân có được hưởng trợ cấp tuất không? Trên đây là một số câu hỏi chính Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

NLĐ vắng mặt sau khi nghỉ theo chỉ định, xử lý sao?

Bạn đọc có số điện thoại 0975247XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: NLĐ bị bệnh phải nghỉ việc 2 tháng đến ngày 30.4 theo chỉ định của bác sĩ. Đến nay chưa thấy đi làm lại, công ty phải xử lý như thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 3, điều 126 BLLĐ 2012 quy định: NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền sa thải.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Do đó, trước hết, công ty cần liên hệ với NLĐ xem hiện nay tình trạng bệnh tật của họ thế nào, có thể tiếp tục đi làm được hay không, đồng thời NLĐ đó cần có văn bản giải thích rõ lý do đã vắng mặt tại Cty sau thời gian nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. Trường hợp NLĐ không có mặt tại Cty hoặc có mặt mà không có giải trình thoả đáng thì công ty có quyền xử lý kỷ luật lao động NLĐ theo quy định của pháp luật và nội quy lao động của Cty. Mức kỷ luật cao nhất có thể áp dung là kỷ luật sa thải nếu NLĐ nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng.

Bắt đầu tính phép từ khi nào?

Bạn đọc có số điện thoại 02432222XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: NLĐ có ký HĐLĐ rồi nhưng chưa được đóng BHXH thì tính ngày phép từ lúc nào?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 111 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau: 1. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ LĐTB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Điều 114 BLLĐ quy định: 1. NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Việc nghỉ phép này không ảnh hưởng gì đến việc đóng BHXH, vì tiền trả cho ngày NLĐ nghỉ phép là do Cty trả chứ không phải do cơ quan BHXH chi trả. Do đó, NLĐ chỉ cần làm việc được 1 tháng là phát sinh quyền nghỉ phép.

Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Bạn đọc có số điện thoại 01685123XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Thân nhân của gia đình tôi đã đóng BHXH được hơn 15 năm và tự tử, thì chúng tôi có được hưởng trợ cấp tuất không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: 1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3, điều 66 của luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: a) Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; b) Đang hưởng lương hưu; c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. 4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau: a) Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày người tham gia BHXH chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị; b) Trong thời hạn 4 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Theo quy định này, thì việc NLĐ chết (kể cả tự tử) thì thân nhân vẫn được trợ cấp tuất nếu đủ điều kiện nêu trên. Ngoài ra, người lo mai táng cho người chết còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở (hiện là 1,3 triệu đồng/tháng) theo quy định tại điều 66 Luật BHXH.   

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Mất bạn vì làm ăn chung

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Trong cuộc sống, những người bạn thân cùng hùn hạp làm ăn là bình thường. Có nhiều tình bạn ngày càng thân thiết từ quan hệ làm ăn, nhưng cũng không ít trường hợp tình bạn bị sứt mẻ vì liên quan đến chuyện lời lỗ trong kinh doanh. Câu chuyện của anh T và anh H sau đây là một ví dụ.

Công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp, có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Nam Dương |

Bạn đọc có số điện thoại 02583847xx gọi đến Văn phòng TVPL Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc cho công ty đã 6 năm, nhưng công ty không đóng BHTN. Như vậy, khi nghỉ việc, tôi có được nhận TCTN không? Công ty yêu cầu nghỉ phải báo trước 45 ngày thì có cần báo trước không?

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn khi đang nằm viện có được thanh toán không?

Luật gia Sa Thị Mỹ Hạnh |

Bạn đọc có email lephienx@xxx hỏi: Tôi đang nằm viện điều trị thì bảo hiểm y tế hết hạn. Tôi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì có cần phải về nơi cư trú gia hạn thẻ bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi hay không? 

Mất bạn vì làm ăn chung

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Trong cuộc sống, những người bạn thân cùng hùn hạp làm ăn là bình thường. Có nhiều tình bạn ngày càng thân thiết từ quan hệ làm ăn, nhưng cũng không ít trường hợp tình bạn bị sứt mẻ vì liên quan đến chuyện lời lỗ trong kinh doanh. Câu chuyện của anh T và anh H sau đây là một ví dụ.

Công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp, có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Nam Dương |

Bạn đọc có số điện thoại 02583847xx gọi đến Văn phòng TVPL Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc cho công ty đã 6 năm, nhưng công ty không đóng BHTN. Như vậy, khi nghỉ việc, tôi có được nhận TCTN không? Công ty yêu cầu nghỉ phải báo trước 45 ngày thì có cần báo trước không?

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn khi đang nằm viện có được thanh toán không?

Luật gia Sa Thị Mỹ Hạnh |

Bạn đọc có email lephienx@xxx hỏi: Tôi đang nằm viện điều trị thì bảo hiểm y tế hết hạn. Tôi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì có cần phải về nơi cư trú gia hạn thẻ bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi hay không?