Tranh sơn mài và những đóng góp của các họa sĩ Việt

Thu Lan |

3 họa sĩ dưới đây góp phần không nhỏ vào sự phát triển đa dạng của nền hội họa, đặc biệt là tranh sơn mài Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1909 – 1993) là một trong những họa sĩ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Ông được mệnh danh là “cha đẻ của những bức tranh sơn mài tân thời Việt Nam”. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa khi trước đó, sơn mài chỉ được sử dụng như một chất liệu trang trí truyền thống để rồi những năm 1930, họa sĩ Nguyễn Gia Trí cùng một số họa sĩ khác đã sáng tạo và phát triển chân trời hội họa mới. Danh họa Tô Ngọc Vân cũng đã từng nhận xét rằng, “Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng”.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. Ảnh: Chụp màn hình.

Họa sĩ Nguyễn Sáng

Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 – 1988) là một trong những “công thần” có công lớn trong việc phát triển mảng tranh lĩnh vực sơn dầu và đặc biệt là sơn mài. Họa sĩ Nguyễn Sáng đã khai thác mạnh mẽ phong cách nghệ thuậthội hoạ hiện đại Châu Âu, kết hợp với nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam để từ đó tạo ra những tác phẩm ấn tượng, phù hợp với người Việt mà cũng gây hứng thú với người ngoại quốc lúc bấy giờ. Nếu như họa sĩ Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến với những cảnh thần tiên, thì họa sĩ Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ thuật, thể hiện mạnh mẽ những thông điệp lớn về thân phận con người và là một “cây đại thụ” phát triển để ươm mầm cho một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Phan Kế An

Họa sĩ Phan Kế An sinh năm (1923 – 2018), là người Sơn Tây, Hà Nội. Ông là người nổi tiếng và thành công trong giới họa sĩ với thể loại tranh sơn mài, sơn dầu. Và đặc biệt đó chính là tác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc” được ông vẽ vào mùa Đông năm 1950, khi ông đang đi kháng chiến với tư cách đặc phái viên của báo “Sự thật”. Khi nhắc đến họa sĩ Phan Kế An, người ta có thể hình dung nhanh chóng những tác phẩm có phong cách hiện thực, tập trung nhiều đề tài gắn bó với sinh hoạt đời sống của các dân tộc miền núi, trung du bằng cảm xúc chân thực và đầy sâu lắng. Ông cùng với nhiều họa sĩ Việt Nam khác được xem là những người xây dựng, kế thừa và truyển tải lại văn hóa tranh sơn mài, sơn dầu hàng đầu cho thể hệ trẻ tương lai nối tiếp và ngày một phát triển hơn.

Thu Lan
TIN LIÊN QUAN

Sau hành trình dài, “Ròm” chính thức được ra rạp

Hạ Linh |

Bộ phim "Ròm" của đạo diễn Trần Thanh Huy chính thức công bố lịch khởi chiếu mới vào ngày 25.9 sau thời gian tạm hoãn vì dịch Covid-19.

Ji Chang Wook và Kim Ji Won nên duyên trong phim mới

An Nhiên |

Cặp diễn viên Ji Chang Wook và Kim Ji Won sẽ tham gia trong một bộ phim tình cảm mới của đạo diễn Park Shin Woo.

Triển lãm tranh sơn mài mừng Kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh

THU HÀ |

Ngày 18.5, Triển lãm tranh sơn mài truyền thống 2020 hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội đại biểu Hội Mỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ VIII với 48 tác phẩm tranh sơn mài của 38 tác giả đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.

Sau hành trình dài, “Ròm” chính thức được ra rạp

Hạ Linh |

Bộ phim "Ròm" của đạo diễn Trần Thanh Huy chính thức công bố lịch khởi chiếu mới vào ngày 25.9 sau thời gian tạm hoãn vì dịch Covid-19.

Ji Chang Wook và Kim Ji Won nên duyên trong phim mới

An Nhiên |

Cặp diễn viên Ji Chang Wook và Kim Ji Won sẽ tham gia trong một bộ phim tình cảm mới của đạo diễn Park Shin Woo.

Triển lãm tranh sơn mài mừng Kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh

THU HÀ |

Ngày 18.5, Triển lãm tranh sơn mài truyền thống 2020 hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội đại biểu Hội Mỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ VIII với 48 tác phẩm tranh sơn mài của 38 tác giả đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.