Từng bước tháo gỡ những điểm “nghẽn” của ngành VHTTDL

Thanh Hương |

Theo đánh giá của Bộ VHTTDL, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến việc triển khai các hoạt động của ngành VHTTDL.

Tại diễn đàn “Tác động đại dịch COVID-19 – Hành động quyết liệt của ngành VHTTDL” vừa tổ chức tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã đánh giá những giá tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động của toàn ngành và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 

Theo đó, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động lễ hội, văn hoá văn nghệ, lễ kỷ niệm, chương trình vui chơi giải trí, các bảo tàng tại 63 tỉnh/ thành phố phải tạm dừng hoặc giảm tần suất, quy mô trong năm 2021. 

Lĩnh vực điện ảnh Việt Nam mùa dịch cũng gặp thiệt hại nặng nề khi doanh số năm 2021 ước đạt 1.156 tỉ đồng, giảm 70-80% so với năm 2019. Các dự án sản xuất phim hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hầu hết không thể triển khai, chỉ có 3 kịch bản thẩm định trong 8 tháng đầu năm 2021.

Các hoạt động văn hoá đối ngoại, lễ hội văn hoá du lịch Việt Nam tại nước ngoài, các hoạt động giao lưu hợp tác văn hoá trong nước, hoạt động nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm gần như “đóng băng”.

Thị trường nghệ thuật nước nhà cũng gặp tình trạng ảm đạm, đặc biệt đời sống của đội ngũ nghệ sĩ trải qua không ít khó khăn khi phải ngừng diễn suốt 2 năm qua.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL – Nguyễn Văn Hùng đánh giá, năm 2021, tình hình dịch bệnh đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống. Có thời điểm toàn ngành VHTTDL phải đối mặt với “4 không”: Không tổ chức chương trình nghệ thuật; Không có các sự kiện thể thao lớn; Không có thị trường du lịch và du lịch quốc tế; Không có các hoạt động nghệ thuật tầm quy mô.

Với tinh thần “nhìn lại để tiến xa hơn”, Bộ VHTTDL cũng đã chỉ ra 7 vướng mắc thuộc thể chế và nguồn lực, 8 tồn tại và hạn chế về công tác tham mưu, quản lý Nhà nước. Trong đó đáng chú ý, việc chuyển đổi số là xu hướng toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nhưng đây lại là một thách thức lớn của ngành.

Các chương trình nghệ thuật biểu diễn trực tuyến được đẩy mạnh nhằm tạo cầu nối giữa nghệ thuật và khán giả, tuy nhiên sự chuyển đổi này, hầu hết các đơn vị nghệ thuật gặp vướng mắc trong vấn đề bảo vệ bản quyền, hay kiểm soát vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí thuệ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng trở nên phức tạp hơn.

Để khắc phục phần nào tình trạng trên, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Lê Minh Tuấn đề xuất, Bộ VHTTDL cần có văn bản hướng dẫn các địa phương và các đơn vị nghệ thuật thiết lập kênh trực tuyến, để từ đó có thể kiểm soát cũng như giới thiệu rộng rãi các sản phẩm nghệ thuật chất lượng đến với công chúng trong và ngoài nước.

Và để nhằm đổi mới tư duy từ “làm văn hoá” sang “quản lý văn hoá” để từng bước tháo gỡ những điểm “nghẽn” của ngành, Bộ VHTTDL cũng yêu cầu các đơn vị bám sát chức năng, nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế, chủ động rà soát lại các bộ luật, thông tư... liên quan đến lĩnh vực của ngành nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung để quản lý được tốt hơn. Tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đặc biệt xây dựng văn hoá trong hệ thống chính trị, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá gia đình.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, giữa những khó khăn, toàn ngành cùng nỗi lực tiếp cận theo hướng tích cực, quyết liệt hơn để tháo gỡ trong thời gian tới. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cho năm 2021 và 5 năm tới với chất lượng, mang tính khả thi cao. 

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Hơn 40 tác phẩm nhận giải tại cuộc thi “Con thương chiếc áo Blouse”

Thanh Hương |

Cuộc thi “Con thương chiếc áo Bloues" đã nhận được gần 100 bài dự thi chất lượng, là những tâm sự, nét vẽ giàu cảm xúc của các thí sinh.

“Ngày mai có khi là kiếp sau” – tiếng thở dài bất tận của phận đàn bà

Thanh Hương |

“Ngày mai có khi là kiếp sau” – cuốn sách được nữ tác giả Ngọc Trâm mô tả những câu chuyện xoay quanh phận đàn bà chìm nổi, dọc ngang 12 bến nước.

Thanh Sơn-Khả Ngân đối diện với “nỗi sợ khủng khiếp” ở “Cuộc hẹn cuối tuần”

Thanh Hương |

Trong chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần” tập 10, cặp đôi oan gia ngõ hẹp Thanh Sơn – Khả Ngân chia sẻ nhiều điều thú vị hậu trường bộ phim “11 tháng 5 ngày”.

Bộ VHTTDL điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần 3

THANH HƯƠNG |

Bộ VHTTDL chính thức có văn bản 2883/BVHTTDL-VHDT về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu.

Hơn 40 tác phẩm nhận giải tại cuộc thi “Con thương chiếc áo Blouse”

Thanh Hương |

Cuộc thi “Con thương chiếc áo Bloues" đã nhận được gần 100 bài dự thi chất lượng, là những tâm sự, nét vẽ giàu cảm xúc của các thí sinh.

“Ngày mai có khi là kiếp sau” – tiếng thở dài bất tận của phận đàn bà

Thanh Hương |

“Ngày mai có khi là kiếp sau” – cuốn sách được nữ tác giả Ngọc Trâm mô tả những câu chuyện xoay quanh phận đàn bà chìm nổi, dọc ngang 12 bến nước.

Thanh Sơn-Khả Ngân đối diện với “nỗi sợ khủng khiếp” ở “Cuộc hẹn cuối tuần”

Thanh Hương |

Trong chương trình “Cuộc hẹn cuối tuần” tập 10, cặp đôi oan gia ngõ hẹp Thanh Sơn – Khả Ngân chia sẻ nhiều điều thú vị hậu trường bộ phim “11 tháng 5 ngày”.

Bộ VHTTDL điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần 3

THANH HƯƠNG |

Bộ VHTTDL chính thức có văn bản 2883/BVHTTDL-VHDT về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu.