Cách phòng tránh bệnh giữa mùa dịch sốt xuất huyết tăng cao

TC |

Trong những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng mạnh. Các bác sĩ cho rằng quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp phòng và diệt muỗi, vì không có muỗi là không có sốt xuất huyết.

Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, trong 9 tháng đầu năm 2019 có hơn 48.400 ca bệnh, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trao đổi với báo Lao động, bác sĩ Trần Thị Đông Viên - Phó trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết: “So với chu kì năm ngoái, bệnh sốt xuất huyết năm nay tăng hơn”.

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, biện pháp thông thường là giữ môi trường sống sạch sẽ, không để nước tù đọng trong nhà nhằm loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Đông Viên, khi ở vùng dịch tễ thì nơi đó có nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Vì vậy, người dân phải phòng theo vùng dịch tễ. Người dân nên chủ động phòng ngừa và tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.  

Bệnh sốt xuất huyết không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng cần phải quan tâm, lưu ý (người béo phì, phụ nữ có thai, người lớn tuổi), nếu có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nên cho nhập viện sớm để kịp thời theo dõi và điều trị.

Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Ths.BS Huỳnh Minh Thu – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 đưa ra quan điểm, không có muỗi là không có sốt xuất huyết, vì vậy, vấn đề dự phòng là vấn đề quan trọng nhất để tránh cho trẻ nhiễm bệnh.

BS Minh Thu cảnh báo: “Muỗi gây sốt xuất huyết thường hoạt động vào sáng sớm và chiều tối nên trong thời gian này gia đình cần lưu ý cho trẻ mặc thêm áo dài tay, thoa kem chống muỗi. Nếu ngủ buổi trưa thì phải ngủ mùng”.

Đối với trường hợp trẻ sốt cao đột ngột, sốt cao liên tục ít nhất trong vòng 24h và đột ngột hạ sốt thì cần phải đưa đến các trung tâm y tế thăm khám để kịp thời theo dõi diễn tiến của bệnh.

TC
TIN LIÊN QUAN

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.