Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Người mắc bệnh Parkinson đến khám và điều trị,... tăng nhanh

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài - Trưởng Đơn vị rối loạn vận động Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, số lượng người bệnh Parkinson đến khám và điều trị có xu hướng tăng nhanh. Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40. Bệnh càng nặng dần với các dấu hiệu run lúc nghỉ, chậm cử động và đơ cứng, gây khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh,...

Điển hình, tại Bệnh viện Đại học Y Dược, theo số liệu từ Khoa Thần kinh cho thấy, tính từ tháng 9.2018 đến nay có tới gần 2.700 trường hợp người bệnh đang được theo dõi và điều trị trên tổng số 8.000 lượt người bệnh đến khám bệnh. Gần đây nhất, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho chị N.T.K.Q (39 tuổi, ngụ tại Đồng Nai). Bệnh nhân này được chẩn đoán bị bệnh Parkinson từ 2 năm về trước. Theo người nhà bệnh nhân, ban đầu, chị Q. bị run tay phải, cử động chậm chạp và mất khả năng ngửi mùi. Chị Q được đưa đi khám bệnh tại địa phương và được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau 1 năm điều trị, chị Q. xuất hiện biến chứng vận động do sử dụng thuốc, bị loạn động và dao động vận động.

Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược để đánh giá và điều chỉnh lại thuốc điều trị.

Tương tự, người bệnh tên N.V.M (66 tuổi), được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson cách đây 7 năm và được bệnh viện địa phương chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau 1 thời gian ông M. bị biến chứng dao động vận động, ngoài ra còn bị tác dụng phụ do thuốc như thường xuyên la hét vô cớ, xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng ghen tuông,...nên được đưa đến khám tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược. Tại đây, các bác sĩ đã thăm khám, tiến hành phẫu thuật kích thích não sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh được điều chỉnh thuốc và điều chỉnh máy kích thích não sâu. Sau 3 tháng điều trị, ông M. hết tình trạng ảo giác, hoang tưởng và dao động vận động.

Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ chỉ định bác sĩ

Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài, người bệnh Parkinson ở giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng như: sa sút trí tuệ, sụt cân, suy kiệt, nhiễm trùng phổi, đường tiểu; hay té ngã gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt cổ xương đùi ở người lớn tuổi. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các biến chứng do điều trị thuốc như dao động vận động, loạn động. Đồng thời, dao động vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, làm giảm khả năng vận động và tương tác xã hội, gây trở ngại cho các hoạt động sống hàng ngày.

Biến chứng này thường khó tránh vì hầu hết người bệnh đều cần điều trị bằng thuốc trong một thời gian dài. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa lành cũng như làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh, từ đó giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài cho biết thêm, người bệnh Parkinson khi biết mình bị bệnh mạn tính, tiến triển và không chữa khỏi thì hay có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bi quan. Tuy nhiên, khi được theo dõi và điều trị tốt, nhiều người bệnh Parkinson vẫn có triệu chứng rất nhẹ và có thể tiếp tục làm công việc hiện tại của mình trong nhiều năm.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson

Có thể nhận biết sớm bệnh Parkinson thông qua một số triệu chứng chính: run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và mất ổn định tư thế. Người bệnh còn có các triệu chứng như chữ viết khó khăn, nhỏ dần; giọng nói thay đổi; thường xuyên bị táo bón, chảy nước dãi; tiểu gấp; giảm ham muốn tình dục, mất ngủ… “Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh phải giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp”, tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài khuyến cáo.

K'LIỆP
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp trao đổi khí giúp cứu sống bé gái hơn 2 tuổi

K.L |

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhi hơn 2 tuổi bị viêm phổi nặng, suyễn và suy hô hấp cấp dẫn đến nguy kịch, bằng phương pháp trao đổi khí không cần tim, phổi.

2 bé gái song sinh dính liền phần gan được xuất viện

Hà Phương |

Ngày 11.10, hai bé sơ sinh dính nhau phần gan đã chính thức xuất viện.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ suất ăn công nghiệp

Kim Đồng |

Suất ăn công nghiệp hay còn gọi là suất ăn nấu sẵn cung cấp cho công nhân, học sinh đòi hỏi phải tuyệt đối đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng, giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại suất ăn công nghiệp chưa đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho công nhân, học sinh, thậm chí có việc cắt xén khẩu phần ăn, thức ăn không đảm bảo an toàn.

Phương pháp trao đổi khí giúp cứu sống bé gái hơn 2 tuổi

K.L |

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhi hơn 2 tuổi bị viêm phổi nặng, suyễn và suy hô hấp cấp dẫn đến nguy kịch, bằng phương pháp trao đổi khí không cần tim, phổi.

2 bé gái song sinh dính liền phần gan được xuất viện

Hà Phương |

Ngày 11.10, hai bé sơ sinh dính nhau phần gan đã chính thức xuất viện.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ suất ăn công nghiệp

Kim Đồng |

Suất ăn công nghiệp hay còn gọi là suất ăn nấu sẵn cung cấp cho công nhân, học sinh đòi hỏi phải tuyệt đối đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng, giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại suất ăn công nghiệp chưa đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho công nhân, học sinh, thậm chí có việc cắt xén khẩu phần ăn, thức ăn không đảm bảo an toàn.