Thương tâm một em bé 6 tháng tuổi tử vong do kẹt khe nệm

Tâm An |

Người bố tỉnh dậy không thấy con đâu, quay sang thấy con kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường và sau đó tử vong.

Khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) vừa thông tin về một trường hợp tử vong trước khi nhập viện rất thương tâm.

Nạn nhân là em bé 6 tháng tuổi ngụ tại Quận 8, TPHCM. Ngày 3.11, bé được bố mẹ bế vào viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Mặc dù đã được các y bác sỹ kíp trực tích cực cấp cứu suốt 1 giờ đồng hồ, bé vẫn không qua khỏi.

Được biết vào rạng sáng cùng ngày, bé khóc đòi sữa trong lúc nằm ngủ cạnh bố và mẹ trên giường nệm sát mặt đất, bề dày nệm là 26cm, khiến cả bố và mẹ đều tỉnh dậy. Bố cho bé bú sữa bình, sau đó đi ngủ tiếp còn mẹ thì xuống nhà rồi sau đó đi chợ.

Đến 7h, khi bố tỉnh dậy không thấy con đâu, quay sang thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường. Bố vội vàng lật bé dậy thì thấy bé toàn thân tím tái, không cử động, nên tức tốc ẵm vào bệnh viện Nhi Đồng 1.

Khi đến nơi, các bác sỹ nhận định bé có lẽ đã tử vong từ lâu vì đồng tử dãn và mất phản xạ ánh sáng, trương lực cơ tương đối cứng và không còn phản xạ hầu họng. Dù nhận được sự tích cực hồi sức nhưng bé hoàn toàn không có nhịp tim trở lại một phút nào.

Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 đưa ra khuyến, các phụ huynh nên cẩn trọng khi cho trẻ nhỏ ngủ chung. Trẻ khi đã biết lật, hoàn toàn có thể tự lật và kẹt vào khoảng hở nhỏ, gây ra tình trạng ngạt thiếu oxy não mà bố mẹ hoàn toàn không hay biết. Vì vậy, cần hết sức chú ý những khoảng hở giữa giường và tường, dù là nhỏ.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), để giữ an toàn cho trẻ khi ngủ, nên tuân thủ nguyên tắc ABC.

A (Alone) – trẻ không nên được ngủ chung với người lớn vì luôn tiềm tàng mối nguy cơ khi nằm chung với người lớn, trẻ có thể bị chính người lớn nằm chung đè ngạt, và thực tế đã xảy ra không ít trường hợp thế này.

B (Back) – trẻ nên nằm ngửa khi ngủ vì thói quen nằm sấp ở một số trẻ sơ sinh và nhũ nhi có thể khiến trẻ không tự xoay ngửa lại được và bị ngạt.

C (Crib) – nên cho trẻ ngủ trong nôi có thành nôi chắc chắn, khoảng hở giữa các song chắn không được quá rộng cho các bộ phận trên cơ thể trẻ lọt vào và nếu có thể nên đặt nôi cạnh giường bố mẹ để bố mẹ kịp thời phát hiện những bất thường của con trong nôi.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Tại sao móng tay mọc nhanh hơn móng chân

Yến Nhi |

Có nhiều người thắc mắc tại sao móng tay lại mọc nhanh hơn móng chân. Dưới đây là những lý do.

Nguyên nhân của triệu chứng nói mớ khi ngủ

Yến Nhi |

Nói chuyện trong giấc ngủ mà không hề hay biết là điều khá phổ biến. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 66% số người đã trải qua việc nói mớ khi ngủ.

Tử vong do COVID-19 khi đang chờ máy bay cất cánh

Yến Nhi (Insider) |

Thẩm phán Clay Jenkins của Quận Dallas, Mỹ, thông báo hôm 19.10, một phụ nữ đến từ Garland, Texas, đã tử vong hồi tháng 7 do nhiễm COVID-19 trong khi chờ đợi một chuyến bay ở Arizona cất cánh.

Em bé 10 tháng tuổi hóc đầu đèn led đồ chơi vào phổi

Tâm An |

Một em bé 10 tháng tuổi ngậm rồi hóc đầu đèn led điện thoại đồ chơi vào phổi.

Tại sao móng tay mọc nhanh hơn móng chân

Yến Nhi |

Có nhiều người thắc mắc tại sao móng tay lại mọc nhanh hơn móng chân. Dưới đây là những lý do.

Nguyên nhân của triệu chứng nói mớ khi ngủ

Yến Nhi |

Nói chuyện trong giấc ngủ mà không hề hay biết là điều khá phổ biến. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 66% số người đã trải qua việc nói mớ khi ngủ.

Tử vong do COVID-19 khi đang chờ máy bay cất cánh

Yến Nhi (Insider) |

Thẩm phán Clay Jenkins của Quận Dallas, Mỹ, thông báo hôm 19.10, một phụ nữ đến từ Garland, Texas, đã tử vong hồi tháng 7 do nhiễm COVID-19 trong khi chờ đợi một chuyến bay ở Arizona cất cánh.

Em bé 10 tháng tuổi hóc đầu đèn led đồ chơi vào phổi

Tâm An |

Một em bé 10 tháng tuổi ngậm rồi hóc đầu đèn led điện thoại đồ chơi vào phổi.