Hỗ trợ hơn 118 tỉ đồng cho sinh viên trường nghề khởi nghiệp

AT |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 2019, nhằm tuyên truyền thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh - sinh viên.

Theo kế hoạch, học sinh - sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bộ LĐTBXH đặt mục tiêu, từ nay tới năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh - sinh viên; phấn đấu 12 triệu lượt học sinh - sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

Bên cạnh đó, Đề án còn phấn đấu tổ chức chương trình "Ngày hội khởi nghiệp" cho học sinh - sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tần suất ít nhất 1 năm/lần.

Đồng thời, việc tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn giới thiệu ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh - sinh viên kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng được thực hiện ít nhất 1 hoạt động/năm ở từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Để tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH đặt chỉ tiêu, 70% các trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự khởi nghiệp của học sinh - sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, quỹ mạo hiểm.

Đồng thời, khoảng 50% các trường cao đẳng, trung cấp giáo dục nghề nghiệp hình thành các trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên khởi nghiệp hoặc các câu lạc bộ khởi nghiệp theo lĩnh vực.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản để hình thành các trung tâm, câu lạc bộ khởi nghiệp.

Dự kiến, tổng kinh phí dành để thực hiện đề án là hơn 118 tỉ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là hơn 68 tỉ đồng, còn lại là kinh phí xã hội hóa.

AT
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao kỹ năng nghề cho thanh niên góp phần giảm thất nghiệp

TK |

Giáo dục nghề nghiệp chiếm tới 80% nhân lực qua đào tạo cung ứng cho thị trường. Chính vì vậy, nâng cao, phát triển các kỹ năng nghề phù hợp cho người lao động sẽ góp phần giảm thất nghiệp và thiếu việc làm trong giới trẻ trên toàn cầu. 

85% sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng nghề có việc làm

AT |

Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh đạt 2,26 triệu người. 

Nâng cấp ứng dụng chọn nghề - chọn trường trên thiết bị di động

AT |

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa công bố phiên bản nâng cấp ứng dụng chọn nghề - chọn trường trên thiết bị di động. Ở phiên bản mới này, ứng dụng đã tối ưu hóa quá trình đăng ký dự tuyển của học sinh.

Hướng mở cho học sinh tốt nghiệp THCS học lên Cao đẳng

AT |

Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được định hướng vào 4 luồng chính. Trong đó, cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thời gian tới.

Nâng cao kỹ năng nghề cho thanh niên góp phần giảm thất nghiệp

TK |

Giáo dục nghề nghiệp chiếm tới 80% nhân lực qua đào tạo cung ứng cho thị trường. Chính vì vậy, nâng cao, phát triển các kỹ năng nghề phù hợp cho người lao động sẽ góp phần giảm thất nghiệp và thiếu việc làm trong giới trẻ trên toàn cầu. 

85% sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng nghề có việc làm

AT |

Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh đạt 2,26 triệu người. 

Nâng cấp ứng dụng chọn nghề - chọn trường trên thiết bị di động

AT |

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa công bố phiên bản nâng cấp ứng dụng chọn nghề - chọn trường trên thiết bị di động. Ở phiên bản mới này, ứng dụng đã tối ưu hóa quá trình đăng ký dự tuyển của học sinh.

Hướng mở cho học sinh tốt nghiệp THCS học lên Cao đẳng

AT |

Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được định hướng vào 4 luồng chính. Trong đó, cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thời gian tới.